Uống cà phê lúc đói được cho rằng gây hại cho sức khoẻ, nhưng liệu có thực sự hại như chúng ta nghĩ?
Caffeine trong trà và cà phê giúp làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ?
Rễ rau diếp xoăn: Từ rau dại tới thức uống thay thế cà phê
Gợi ý quán cà phê ở Hà Nội vừa giúp thư giãn, vừa làm việc hiệu quả
Cà phê có tốt cho tim mạch?
Theo trang thông tin HuffPost, uống cà phê khi đói không hẳn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ nhưng việc làm này cũng có thể mang lại một số cảm giác khó chịu khiến bạn muốn thay đổi thói quen của mình.
Tiến sĩ Sunana Sohi, chuyên gia tiêu hóa tại thành phố Louisville, Kentucky (Mỹ) đã chỉ ra những lợi ích đáng kể của cà phê đối với hệ tiêu hóa. Mặc dù thường bị hiểu nhầm là kẻ thù của dạ dày do hàm lượng caffeine và đường cao nhưng cà phê thực chất đã được sử dụng trong y học từ lâu đời.
Cũng theo TS. Sohi, cà phê sẽ tác động đến độ pH dạ dày theo nhiều cách. Điều này có nghĩa, một số người có thể gặp chứng khó tiêu khi uống cà phê. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lượng cà phê khi uống hoặc kết hợp với các loại thực phẩm phù hợp có thể giúp làm giảm tình trạng này.
Cà phê, vốn được biết đến là thức uống có tính acid tự nhiên, hơn nữa còn chứa caffeine - chất kích thích sản sinh hormone gastrin. Hormone này có vai trò quan trọng trong việc sản xuất acid dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, lượng acid tăng cao do caffeine có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa ở một số người. Thêm vào đó, phenol - một hợp chất khác có trong cà phê, cũng góp phần làm tăng độ acid trong ruột.
Vì vậy, Tiến sĩ Supriya Rao đồng thời là bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá tại Boston (Mỹ) nhấn mạnh cà phê sở hữu độ pH xấp xỉ 5, trong khi acid dạ dày lại có độ pH chỉ ở khoảng 2. Sự chênh lệch đáng kể này cho thấy dịch dạ dày mang tính acid cao hơn rõ rệt so với cà phê. Do đó, dạ dày hoàn toàn có khả năng trung hòa lượng acid có trong cà phê.
Tuy nhiên, theo TS. Sohi, việc uống cà phê có gây ra chứng đầy bụng hay không còn phụ thuộc vào từng cá nhân. TS. Sohi giải thích: “Bất kỳ loại thức ăn nào chúng ta tiêu thụ đều kích thích dạ dày sản sinh acid, nhưng cà phê lại có tác động mạnh mẽ hơn. Do đó, nếu thường xuyên cảm thấy đầy bụng, đau bụng trên hoặc buồn nôn sau khi uống cà phê lúc đói, điều đó cho thấy hệ tiêu hóa của bạn có thể đang gặp một số vấn đề khi xử lý loại đồ uống này”.
TS. Rao chia sẻ thêm, dạ dày có cơ chế tự bảo vệ rất tốt trước tác động của acid. Tuy nhiên, thực quản thì lại không “mạnh mẽ” như vậy và chúng thường nhạy cảm với acid. Vì thế, khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua.
Trên thực tế, điều này đã được khẳng định qua một số nghiên cứu. Cụ thể như nghiên cứu được công bố năm 2022 trên Thư viện Y khoa Quốc gia (Mỹ) đã chứng minh cà phê có thể khiến cơ thắt dưới thực quản giãn ra, dẫn đến tình trạng trào ngược thức ăn và gây ợ nóng.
TS. Rao khuyến cáo, nếu bạn thường xuyên uống cà phê, hãy thử uống sau khi ăn để giảm cảm giác ợ nóng. Bên cạnh đó, việc thêm sữa vào cà phê hoặc chọn loại cappuccino ít acid hơn sẽ giúp bảo vệ dạ dày của bạn.
Bình luận của bạn