Cà phê có tốt cho tim mạch?

Mối liên hệ giữa cà phê và tim mạch

Điện thoại di động có gây hại cho tim bạn không?

4 lợi ích của yoga với sức khoẻ tim mạch

Bệnh tim mạch – “Kẻ giết người số 1 thế giới” ngày càng trẻ hóa

Cập nhật các tiến bộ mới trong kỹ thuật can thiệp tim mạch

Một nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng uống 3 tách cà phê hoặc tiêu thụ khoảng 200-300mg caffeine mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim hoặc quá trình trao đổi chất.

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của hơn 500.000 người trong độ tuổi từ 37-73 tham gia dự án nghiên cứu dài hạn Ngân hàng Sinh học Anh (UK Biobank). Trong đó, họ đã xác định được 172.000 người báo cáo về lượng caffeine tiêu thụ và 188.000 người khác đã báo cáo mức tiêu thụ cà phê hoặc trà.

Nghiên cứu đã so sánh lượng caffeine tiêu thụ của mọi người với việc liệu họ có phát triển hai hoặc nhiều dấu hiệu của bệnh chuyển hóa tim mạch - thuật ngữ để chỉ những bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng lên hệ tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu... - hay không.

Kết quả cho thấy, những người uống cà phê hoặc caffeine ở mức độ vừa phải có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch hoặc quá trình trao đổi chất.

Cụ thể, uống 3 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc bệnh chuyển hóa thấp hơn 48% so với những người không uống cà phê. Và những người tiêu thụ 200-300mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 41% so với những người không tiêu thụ hoặc tiêu thụ ít hơn 100mg.

Tiến sĩ Chaofu Ke, làm việc tại Đại học Tô Châu (Trung Quốc), cho biết: "Những phát hiện của nghiên cứu này nhấn mạnh rằng việc uống cà phê hoặc caffeine ở mức độ vừa phải đối với những người khỏe mạnh có thể mang lại nhiều lợi ích".

Nghiên cứu mới được công bố ngày 17/9 trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa (The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism).

Dù thói quen uống cà phê và đồ uống chứa caffeine ở mức vừa phải có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên uống. Một số trường hợp nên tránh hoặc hạn chế bao gồm: Người mắc hội chứng ruột kích thích, bị bệnh tăng nhãn áp, bị rối loạn giấc ngủ, người lo lắng, bệnh trào ngượi dạ dày thực quản, mắc bệnh tim mạch, phụ nữ mang thai, mẹ đang cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi...

 
Lê Tuyết (Theo Healthday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp