Caffeine trong trà và cà phê giúp làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ?

Caffeine có trong trà và cà phê là thành phần chính giúp bạn tỉnh táo

Phụ nữ mang thai, đang cho con bú cần hạn chế caffeine như thế nào?

Cà phê có thực sự gây tình trạng mất nước?

Mẹo giảm tác dụng phụ của caffeine

Cà phê có thực sự gây tình trạng mất nước?

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hoá (The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism) thông qua dữ liệu được lấy từ Ngân hàng Sinh học của Vương quốc Anh (UK Biobank). Bằng cách khảo sát chi tiết về lượng đồ uống tiêu thụ trong vòng 24 giờ, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào 172.000 người có thói quen uống cà phê hoặc trà chứa caffeine và chưa từng mắc các bệnh chuyển hóa tim mạch khi nghiên cứu bắt đầu.

Qua nghiên cứu kéo dài 12 năm, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận đáng chú ý về mối liên hệ giữa thói quen uống cà phê và trà với sức khỏe tim mạch. Theo đó, uống từ 2-3 tách cà phê hoặc tối đa 3 tách trà mỗi ngày được xem là mức tiêu thụ lý tưởng để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa.

Cụ thể, những cá nhân hấp thụ khoảng 200-300mg caffeine hàng ngày, chủ yếu từ cà phê, đã giảm tới gần 50% nguy cơ mắc bệnh so với nhóm không tiêu thụ caffeine. Đối với người uống trà, lợi ích bảo vệ tim mạch rõ rệt nhất khi uống 3 tách mỗi ngày.

Nghiên cứu cũng cho biết, ngay cả những người có lượng tiêu thụ caffeine cao nhất (trên 400mg/ngày), chiếm 4% trong tổng số người tham gia, cũng không thấy bất kì mối liên hệ rõ ràng giữa caffeine và sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa.

Uống trà và cà phê để tỉnh táo hơn là thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng

Uống trà và cà phê để tỉnh táo hơn là thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là "dân văn phòng"

Caffeine làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim bằng cách nào?

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ tim mạch Adedapo Iluyomade (Mỹ), cà phê và trà là những thức uống quen thuộc hàng ngày, không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp caffeine mà các loại đồ uống này còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.

Cà phê và trà đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh mạn tính như đái tháo đường loại 2, bệnh tim mạch và đột quỵ... bằng cách cải thiện khả năng xử lý đường của cơ thể, giảm viêm và duy trì sức khỏe mạch máu. Việc tiêu thụ ở mức vừa phải sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao sức khỏe tổng thể.

Tiến sĩ Iluyomade chia sẻ, mặc dù cả cà phê và trà đều có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa, nhưng cơ chế hoạt động của chúng lại có những điểm khác biệt. Cà phê thường sẽ hiệu quả hơn trong việc kiểm soát đường huyết, trong khi trà, đặc biệt là trà xanh, lại nổi bật với khả năng cải thiện chức năng mạch máu và hạ huyết áp. Sự khác biệt này có thể giải thích bởi sự đa dạng về thành phần hóa học của hai loại đồ uống. Cà phê chứa hàm lượng lớn acid chlorogenic - một loại chất chống oxy hóa mạnh, trong khi trà giàu flavonoid, điển hình là catechin. Mỗi loại đồ uống đều mang đến những lợi ích riêng biệt, dựa trên các hợp chất đặc trưng có trong chúng.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Iluyomade cho biết, ngay cả khi không chứa caffeine, cà phê và trà vẫn chứa lượng lớn polyphenol và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng, chính caffeine mới là yếu tố giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể.

Ngoài ra, Tiến sĩ Iluyomade khuyên rằng không nên lạm các loại đồ uống bổ sung năng lượng khác. Mặc dù cũng chứa caffeine nhưng thức uống tăng lực lại không sở hữu những lợi ích tự nhiên như cà phê và trà. Thay vào đó, chúng thường có chứa một lượng đường lớn và các chất phụ gia nhân tạo, có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho tim mạch.

 
Hà Chi (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch