- Chuyên đề:
- Bệnh nhiệt miệng
- Nhiệt miệng
Các đồ uống từ rau quả chứa nhiều vitamin, làm thanh nhiệt và mát cơ thể.
Tự chế đồ uống giúp cô nàng công sở giảm mỡ bụng hiệu quả
Sốc: Đồ uống không đường cũng có thể gây hại cho răng
Nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi?
Theo y học cổ truyền, nhiệt miệng thuộc phạm vi chứng “khẩu cam” do nhiệt độc, hỏa độc, thấp nhiệt và âm hư gây nên. Phương pháp điều trị theo Đông y là phải thanh nhiệt ở tỳ vị, chống viêm, bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 8 đồ uống sau tuy đơn giản, dễ làm nhưng lại nhanh chóng giúp bạn thanh nhiệt, làm mát, xoa dịu cơ thể khi bị nóng trong, “đánh bay” nhiệt miệng.
1. Nước rau má
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, trong cây rau má có chứa hóa triterpenoids, có tác dụng nhanh làm lành vết thương, vết lở loét, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương.
Cách dùng: Xay nhuyễn rau má, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.
2. Nước cam
Trong nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, rất có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Ngoài ra, nước cam còn có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét.
Cách dùng: Vắt nước uống
3. Nước bột sắn dây
Theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng.
Cách dùng: Nên pha bột sắn dây uống mỗi ngày khoảng 10 – 15 g. Pha loãng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chín tốt hơn uống sống.
4. Nước trà
Trà xanh có tính kháng khuẩn cao, trong trà xanhh có chứa hoạt chất kháng oxy hóa có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.
Cách dùng: Không nên uống quá nhiều hoặc quá đặc, sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm.
5. Nước cà chua sống
Ăn cà chua sống hoặc uống nước ép cà chua cũng là một cách chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Cách dùng: Uống hoặc ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
6. Nước nhân trần
Theo các y thư cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp.
Cách dùng: Dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.
7. Nước chè tươi
Chè tươi có tá dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng hiệu quả do tính chất chống oxy hóa của nó.
Cách dùng: Uống nước chè tươi hàng ngày.
8. Nước diếp cá
Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Gần đây Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng.
Cách dùng: Giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.
Bình luận của bạn