Uống rượu trên máy bay: Nguy cơ rủi ro tiềm ẩn với sức khỏe tim mạch

Uống rượu khi đi máy bay có thể là một rủi ro cho tim mạch

Cách phòng bệnh khi du lịch cuối năm bằng máy bay

Điều cần nhớ để bảo vệ da khi ngồi ghế gần cửa sổ máy bay

Thực phẩm nên ăn trước mỗi chuyến bay

Khách đi máy bay, tàu hỏa cần thực hiện những thủ tục nào?

Các nhà nghiên cứu cảnh báo nguy cơ uống rượu và ngủ trên máy bay sau đó có thể làm giảm lượng oxy trong máu và tăng nhịp tim, ngay cả khi bạn là một hành khách khỏe mạnh và trẻ tuổi. 

Rượu được biết là làm tăng nhịp tim trong khi ngủ, trong khi đó áp suất trong cabin máy bay làm giảm mức độ bão hòa oxy trong máu. Các nhà nghiên cứu đã khám phá xem liệu sự kết hợp của cả hai yếu tố này có thể gây ra tác dụng phụ bất lợi đối với hành khách đang ngủ hay không.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo nguy cơ sức khỏe tim mạch đối với hành khách đang ngủ nếu uống rượu trên chuyến bay đường dài

Các nhà nghiên cứu cảnh báo nguy cơ sức khỏe tim mạch đối với hành khách đang ngủ nếu uống rượu trên chuyến bay đường dài

Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét 48 người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 40 và chia họ làm 2 nhóm. Nhóm đầu tiên được chỉ định vào một phòng thí nghiệm về giấc ngủ với điều kiện áp suất không khí bình thường. Nhóm còn lại được xếp vào một phòng khác mô phỏng áp suất cabin trong máy bay ở độ cao 2438m so với mực nước biển.

Trong mỗi nhóm, một nửa số người tham gia uống rượu và ngủ trong 4 giờ, trong khi nửa còn lại không uống rượu và ngủ trong cùng khoảng thời gian. Tất cả họ sau đó có 2 đêm nghỉ ngơi để hồi phục trước khi tiếp tục tham gia thí nghiệm vào đêm tiếp theo.

Loại rượu được sử dụng để nghiên cứu là rượu vodka nguyên chất được những người tham gia uống lúc khoảng 11 giờ tối trước khi ngủ. Trong khoảng thời gian đó, chu kỳ giấc ngủ, nồng độ oxy trong máu và nhịp tim của họ được theo dõi liên tục.

Kết quả cho thấy, trong điều kiện áp suất cabin, những người uống rượu có nồng độ oxy trong máu giảm trung bình hơn 85% và nhịp tim trung bình tăng gần 88 nhịp/phút khi ngủ. Đối với người không uống rượu, nồng độ oxy trong máu tăng hơn 88% và nhịp tim giảm dưới 73 nhịp/phút.

Trong trường hợp buồng thí nghiệm với điều kiện áp suất không khí bình thường, những người uống rượu có nồng độ oxy trong máu trung bình 95% và nhịp tim dưới 77 nhịp/phút, trong khi những người không uống rượu có mức oxy trong máu trung bình 96% và nhịp tim dưới 64 nhịp/phút.

 

Nồng độ oxy trong máu được coi là dưới mức bình thường nếu nó thấp hơn 90%

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, mức oxy thấp kéo dài trong 201 phút nếu người tham gia uống rượu cộng với ở trong điều kiện áp suất mô phỏng cabin máy bay. Khi không dùng đồ uống có cồn, thời gian này kéo dài 173 phút. Còn trong điều kiện bình thường, nồng độ oxy khi ngủ duy trì ở mức bình thường ngay cả khi có hoặc không uống rượu.

Rượu và áp suất mô phỏng trong cabin ở độ cao bay cũng làm giảm thời lượng của giai đoạn sâu nhất ở chu kỳ giấc ngủ (N3) cũng như của giai đoạn ngủ REM (Rapid Eye Movement).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nghiên cứu bị giới hạn bởi quy mô mẫu nhỏ. Thực tế là những người tham gia đều còn trẻ, khỏe mạnh và tất cả họ đều ngủ ở tư thế nằm ngửa - tư thế không phổ biến đối với hành khách bay ở hạng phổ thông. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này vẫn đáng được xem xét một cách nghiêm túc:

 

“Những kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả ở những người trẻ và khỏe mạnh, việc kết hợp uống rượu với ngủ trong điều kiện giảm áp suất gây ra căng thẳng đáng kể cho hệ tim mạch và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở bệnh nhân mắc bệnh tim, phổi.”

Mặc dù các tác động lên tim mạch đã được ghi nhận ở những người trẻ và khỏe mạnh, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết chúng cũng có thể xuất hiện và gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với những hành khách lớn tuổi và những người có bệnh lý nền trước đó.

Các nhà nghiên cứu đồng thời cảnh báo các hành khách và phi hành đoàn nên được thông báo về những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng các loại đồ uống có cồn trên máy bay.  

 
Trang Hương (Theo Healthnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch