Cách phòng bệnh khi du lịch cuối năm bằng máy bay

Hành khách đi máy bay nên tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm các loại virus

Mẹo giữ da khỏe đẹp khi đi du lịch

Xu hướng: Mô hình VAC 2.0 kết hợp du lịch nông nghiệp công nghệ cao

Cách kiểm soát hội chứng ruột kích thích khi đi du lịch

Điều cần nhớ để bảo vệ da khi ngồi ghế gần cửa sổ máy bay

Vị trí tích tụ nhiều mầm bệnh nhất trên máy bay

Chia sẻ với Yahoo Life, nhà vi sinh vật học Jason Tetro – tác giả cuốn sách Mật mã vi trùng (The Germ Code) so sánh máy bay như “phòng cấp cứu trên không”. Xung quanh bạn là những hành khách lạ và không ai biết tình trạng sức khỏe của nhau.

Theo Tetro, nghiên cứu cho thấy những vị trí chứa nhiều mầm bệnh nhất trên máy bay là nơi tiếp xúc với dịch tiết và bàn tay thường xuyên như: Túi sau ghế, dây an toàn, khay ăn, tay nắm cửa nhà vệ sinh… Nhưng từ kinh nghiệm, Tetro nhận định, đệm tựa đầu là nơi bẩn nhất do bị “đụng chạm” thường xuyên.

Một phóng sự của Washington Post dựa trên các mẫu vi sinh vật bề mặt thu thập từ cabin máy bay cho thấy, 5 vị trí chứa nhiều mầm bệnh nhất theo thứ tự là: Tay cầm bồn rửa trong nhà vệ sinh; Khay ăn; Phía trong tay nắm cửa nhà vệ sinh; Khuy cài dây an toàn; Tay vịn của ghế.

Tuy nhiên, hành khách không cần quá lo lắng về nguy cơ lây virus từ các bề mặt này. Theo GS.BS William Schaffner – chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, virus cần vật chủ là tế bào người để nhân lên nhanh chóng. Tùy vào nhiệt độ, độ ẩm, virus có thể tồn tại trên các bề mặt này, nhưng theo thời gian chúng sẽ chết dần.

Nguồn lây nhiễm thực sự: Người lây sang người

Để tránh lây bệnh, điều quan trọng nhất khi lên máy bay chính là vệ sinh tay sạch sẽ

Để tránh lây bệnh, điều quan trọng nhất khi lên máy bay chính là vệ sinh tay sạch sẽ

Theo BS. Schaffner, nguy cơ nhiễm bệnh do virus lây qua đường hô hấp (như cúm mùa, cảm lạnh, COVID-19 hay virus hợp bào hô hấp) xảy ra khi bạn tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh. Môi trường lý tưởng là không gian kín như máy bay, với khoảng cách từ 1-2m trong thời gian đủ dài. Ngoài ra, bạn có thể hít phải những giọt bắn chứa vi khuẩn, virus khi người bệnh ho, hắt hơi khi ngồi trong xe taxi, xe bus, trong nhà hàng, nhà vệ sinh công cộng…

BS. Schaffner giải thích, không khí trong khoang máy bay có tính phân đoạn. Nguy cơ lây bệnh thường xảy ra trong những chuyến bay dài, giữa những người ngồi cùng hàng ghế hoặc trong phạm vi 2 hàng trước – sau.

Để phòng bệnh khi di chuyển bằng máy bay, cách tốt nhất là giữ vệ sinh tay. BS. Schaffner khuyên bạn nên rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng nếu có thể. Bạn cũng có thể dùng dung dịch sát khuẩn tay trước khi ăn hoặc đưa tay lên mặt, thay vì tập trung vào lau dọn các bề mặt xung quanh chỗ ngồi.

Đeo khẩu trang khi đi máy bay cũng góp phần phòng ngừa các giọt tiết trong không khí đi vào mũi và miệng của bạn. Bác sĩ cũng khuyến cáo nên cập nhật lịch tiêm các vaccine cần thiết như cúm mùa, COVID-19… trước khi đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ cuối năm. 

 
Quỳnh Trang (Theo Yahoo News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp