Vàng da ở trẻ sơ sinh, mẹ nên và không nên ăn những thực phẩm nào?

Mẹ nên ăn gì khi bé bị vàng da sơ sinh?

Bé bị vàng da: Mẹ nên làm gì?

Vì sao một số trẻ bú mẹ bị vàng da?

Teo mật bẩm sinh: Bệnh lý dễ bị nhầm với bệnh vàng da sinh lý, viêm gan

Vàng da ở trẻ sơ sinh: Khi nào nên đi bệnh viện?

Vàng da của trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ngay trong vòng 72 giờ sau sinh hoặc muộn hơn chút nên bố mẹ phải thường xuyên theo dõi và tham khảo ý kiến bác sỹ để phát hiện sớm. Thông thường, tình trạng vàng da nhẹ có thể không gây hại nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp dư thừa bilirubin (sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin khi hồng cầu bị phá vỡ) trong máu, gây ảnh hưởng đến não của trẻ.

Một số nguyên nhân gây vàng da ở trẻ:

  • Trẻ có vấn đề về gan
  • Sinh non
  • Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé

Các triệu chứng nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh:

  • Lòng trắng mắt có màu vàng
  • Da chuyển sang màu vàng
  • Da vàng từ tay, ngực đến bụng…

Khi găp các triệu chứng này, bạn cần đưa bé đến bác sỹ để được điều trị nhanh nhất có thể. Nếu vàng da ở trẻ không được chữa sớm và chậm trễ có thể gây ra:

  • Trẻ chán ăn, ngủ nhiều
  • Bại não
  • Các tổn thương thần kinh
  • Điếc
  • Ảnh hưởng đến khả năng nói của bé

Ngoài phương pháp điều trị từ bác sỹ, mẹ đang cho con bú có thể góp phần làm tối ưu hóa nồng độ bilirubin trong máu của bé. Vì thế, mẹ phải hiểu đâu là thực phẩm tốt và đâu là thực phẩm cần tránh để giúp con chữa bệnh hiệu quả.

NÊN

Uống đủ nước

Mẹ uống nhiều nước sẽ giúp trẻ chiến đấu với bệnh vàng da tốt hơn. Uống nhiều nước sẽ giúp nhu động ruột của cả mẹ và  bé hoạt động tốt, từ đó, gan hoạt động tốt và làm giảm mức độ bilirubin trong máu.

Thực phẩm nguyên hạt và thực phẩm nhiều chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ là liệu pháp tốt cho gan của bé và giúp bé dễ tiêu hóa hơn. Do đó, mẹ hãy ăn nhiều thực phẩm nguyên hạt hoặc nhiều chất xơ.

Mẹ hãy tăng cường các thực phẩm nhiều chất xơ có lợi cho gan của bé

Rau quả tươi

Các loại trái cây tươi có màu vàng rất thân thiện với gan. Ngoài ra, trái cây tươi cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Bạn nên ăn nhiều loại rau quả tươi như:

  • Trái cây có múi: chanh, cam, bưởi,…
  • Rau lá xanh: cải bó xôi, cần tây,…
  • Salad rau: cà rốt, củ cải, củ cải đường,…
  • Bí ngô, khoai mỡ, khoai lang, đu đủ, việt quất, xoài, quả bơ,…

Trái cây khô, rau mầm và các loại đậu

Các loại trái cây hoặc hạt khô chứa nhiều chất béo tốt, giúp bé tăng cân và phát triển tốt. Ví dụ: quả óc chó rất có lợi cho gan. Rau mầm và các loại đậu có hàm lượng chất xơ và protein cao, giúp hệ tiêu hóa và gan của bé hoạt động tốt hơn.

Các loại đậu chứa rất nhiều protein giúp bé phát triển tốt

Bổ sung protein

Các thực phẩm như đậu phụ, cá hồi rất tốt cho gan và giúp chuyển hóa các aicd béo thích hợp vì có chứa hàm lượng protein cao, tốt hơn khi ăn thịt.

KHÔNG NÊN

Ngoài ra, mẹ cần tránh một số loại thực phẩm có thể gây hại cho quá trình chuyển hóa chất béo và chức năng gan như:     

  • Rượu
  • Chất béo không bão hòa
  • Đồ uống có ga
  • Thức ăn cay và nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm chứa nhiều muối
  • Đồ ngọt
  • Thực phẩm đóng gói sẵn
  • Thực phẩm có chất bảo quản
Mỹ Linh H+ (Theo Parent Prime)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ