Con trẻ hen suyễn - Nỗi ám ảnh mùa hè của các bậc phụ huynh

Hen suyễn là loại bệnh thường gặp nhưng mọi người thường ít để ý đến và khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn

Mẹo giúp giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn (P.1)

Mẹo giúp giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn (P.2)

Người có quá khứ đau buồn dễ mắc bệnh hen suyễn

Đồ chơi bằng nhựa khiến trẻ hen suyễn

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản), trong đó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Theo đó, đđường hô hấp thình lình bị thu hẹp thường là phản ứng được kích thích bởi sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc. Triệu chứng thu hẹp đường hô hấp tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho, là những dấu hiệu của suyễn.

Ở trẻ nhỏ, triệu chứng của suyễn có thể như sau: Xuất hiện các đợt thở khò khè trên 1 lần/tháng, ho hoặc thở khò khè khi hoạt động, ho ban đêm dù không nhiễm siêu vi, các triệu chứng kéo dài sau 3 tuổi... Khi đã biết trẻ bệnh, nếu có các triệu chứng nặng như: Thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc tác dụng ngắn; trẻ nói năng khó nhọc, ngồi thở, co kéo vùng quanh xương sườn và cổ, cánh mũi phập phồng, cơ thể tím tái... thì nên đưa đi cấp cứu.

Vì là bệnh mạn tính nên có thể trẻ sẽ phải chịu đựng bị suyễn trong suốt cuộc đời

Tuy nhiên không phải tất cả người mắc bệnh hen suyễn đều ở thể nặng. Bạn có thể tự phân loại mức độ nặng nhẹ của bệnh hen suyễn dựa trên những biểu hiện thường gặp như sau:

Nhẹ – không liên tục: Thời gian kéo dài cơn hen không quá 1 giờ. Tần số xuất hiện cơn suyễn thường không quá hai lần một tuần và gặp những triệu chứng về đêm không quá hai lần một tháng. Độ nặng của cơn hen có thể thay đổi nhưng giữa các cơn hen không có triệu chứng.

Nhẹ – liên tục: Cơn hen có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc này tần số xuất hiện cơn hen nhiều hơn hai lần một tuần, triệu chứng về đêm nhiều hơn hai lần một tháng.

Trung bình – liên tục: Bệnh nhân lên cơn hen với cường độ nặng hơn và có thể kéo dài hàng ngày. Người bệnh phải thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày và cần đến sự can thiệp của thuốc cắt cơn để giảm triệu chứng hen suyễn.

Nặng – liên tục: Khi người bệnh mắc hen suyễn nặng, cơn hen đến liên tục, các triệu chứng về đêm thường xuyên xảy ra và người bệnh phải giới hạn sinh hoạt hàng ngày.

Hen suyễn là loại bệnh thường gặp nhưng mọi người thường ít để ý đến và khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn. Những biến chứng của bệnh hen suyễn rất nặng, và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như: Viêm phế quản, khí phế thũng, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi...

Sự nguy hiểm của hen suyễn đối với trẻ nhỏ

Điều trị và kiểm soát suyễn nhằm vào những mục tiêu chính là tránh các nguy cơ trên, giảm phụ thuộc vào thuốc cắt cơn, giúp trẻ có sinh hoạt bình thường và tránh tái phát cơn nặng. Điều quan trọng nhất là phải giúp trẻ tránh các yếu tố khởi phát do động vật nuôi, thuốc xịt côn trùng, bụi bặm, nước mưa, các dược phẩm - mỹ phẩm có mùi nặng, thậm chí là stress.

Nhiều phụ huynh sợ con gặp cơn suyễn nên cố giữ trẻ trong nhà, tránh tập thể dục - thể thao là điều sai lầm. Bởi lẽ, điều trị suyễn bao gồm việc dùng thuốc và không dùng thuốc. Khi điều trị không dùng thuốc, việc vận động đúng mức và có thuốc dự phòng sẽ rất tốt cho trẻ trong việc tăng cường thể lực, đẩy lùi bệnh.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, vào mùa hè, các bệnh nhi bị suyễn và các dạng dị ứng khác đang bắt đầu gia tăng. Điều này do nhiều yếu tố: Thay đổi thời tiết khi trời bắt đầu vào mùa mưa, nhiễm khuẩn hô hấp do môi trường, thói quen sinh hoạt... Với trẻ bị suyễn, nên tránh vận động ngoài trời lúc khí hậu lạnh, khởi động nhẹ nhàng trước khi tập để cơ thể thích nghi và không chấm dứt đột ngột, tránh tập trong môi trường nhiều dị nguyên, lựa môn thể thao phù hợp như bơi, đạp xe, quần vợt, đi bộ... và tránh những môn phải gắng sức liên tục.

Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ