Lần thứ 2 sau 2 năm, WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ.
WHO cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp vì đậu mùa khỉ
Bộ Y tế "nhắc" giám sát và phát hiện sớm ca bệnh đậu mùa khỉ
Việt Nam có ca tử vong đầu tiên do bệnh đậu mùa khỉ tại TP.HCM
Mỹ hối thúc cấp thiết phải đổi tên bệnh đậu mùa khỉ
Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu là mức cảnh báo cao nhất của WHO và cho phép đẩy mạnh nghiên cứu, hỗ trợ tài chính và thực hiện các biện pháp cũng như hợp tác y tế quốc tế để kiềm chế dịch bệnh.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố: "Rõ ràng cần phải có phản ứng quốc tế để chấm dứt các dịch bệnh này và cứu thêm nhiều mạng sống", theo NBC News.
Trước đó, WHO cũng đã triệu tập cuộc họp chuyên gia vào ngày 14/8 để đánh giá tình hình bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở Châu Phi và quyết định cần phải ban bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh này.
Cuộc họp có sự tham gia của 16 chuyên gia quốc tế, diễn ra ngay sau khi cơ quan giám sát y tế của Liên minh Châu Phi (AU) ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cấp châu lục vì đợt bùng phát đậu mùa khỉ đang lan mạnh.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi cho biết, từ đầu năm đến nay, hơn 17.000 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ và 517 trường hợp tử vong đã được báo cáo ở lục địa Châu Phi, tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Các trường hợp đã được báo cáo ở 13 quốc gia.
Theo NBC News, bệnh đậu mùa khỉ có 2 dòng virus riêng biệt là I và II. Cả 2 phiên bản đều có thể lây lan qua tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, qua tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh hoặc vật liệu bị ô nhiễm.
Sự bùng phát ở Congo bắt đầu với sự lây lan của nhánh I, một chủng đặc hữu ở miền Trung Châu Phi và được biết là dễ lây truyền hơn. Nhánh I cũng có thể gây nhiễm trùng nặng hơn. Thống kê những đợt bùng phát trước đó cho thấy 10% số người mắc bệnh do virus nhánh I đã tử vong.
Gần đây, một "phiên bản mới" của chủng virus gây bệnh đậu mùa khỉ, nhánh Ib, hiện đang lan rộng và dường như dễ lây truyền thông qua tiếp xúc gần hơn thông thường, bao gồm cả quan hệ tình dục. Nó đã lan rộng từ Congo sang các nước láng giềng, bao gồm Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda, khiến WHO phải "hành động".
Trong khi đó, chủng nhánh II là nguyên nhân gây ra sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu vào năm 2022, khiến WHO phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, tình trạng lây nhiễm từ nhánh II nhẹ hơn nhiều so với lây nhiễm từ nhánh I - hơn 99,9% số người sống sót. Nhưng nó vẫn có khả năng gây bệnh nặng, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu.
Phiên bản lan truyền vào năm 2022, phần lớn thông qua quan hệ tình dục giữa những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới - được gọi là nhánh IIb.
Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm do virus lây truyền sang người từ động vật bị nhiễm bệnh nhưng cũng có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc vật lý gần. CHDC Congo là nơi đầu tiên loại virus gây bệnh đậu mùa được phát hiện ở người vào năm 1970.
Bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu bằng phát ban có thể trông giống như bệnh thủy đậu, giang mai hoặc mụn rộp. Phát ban thường tiến triển thành những vết sưng nhỏ trên da, sau đó thành mụn nước chứa đầy chất lỏng màu trắng. Bệnh thường kèm theo sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể và sưng hạch.
CDC khuyến nghị, những người tiếp xúc với virus đậu khỉ hoặc những người thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm trùng cao, chẳng hạn như nam quan hệ tình dục đồng giới, nên tiêm hai liều vaccine. Nó có hiệu quả chống lại cả hai nhánh virus gây bệnh. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm: phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch.
Tháng 7/2022, WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC) và tái khẳng định quy chế này vào tháng 11/2022 và tháng 2/2023. Tháng 5/2023, WHO dỡ bỏ PHEIC đối với bệnh đậu mùa khỉ. PHEIC là mức báo động cao nhất mà WHO có thể đưa ra, cho phép kích hoạt các phản ứng khẩn cấp ở các quốc gia trên toàn thế giới theo Quy định Y tế quốc tế có ràng buộc về mặt pháp lý.
Bình luận của bạn