Morocco kiện lên FIFA, VAR cũng bị mắng lây

Trọng tài bắt chính trận Morocco - Pháp bị kiện vì nghi ngờ xử ép

Tứ kết World Cup 2022: Nỗi ê chề của các ứng cử viên vô địch

Đẳng cấp thật sự lên tiếng

World Cup 2022: Không phong tỏa được Messi là thua

VAR không lên tiếng, trọng tài lập tức bị tố

Để một trận đấu được tổ chức lại là điều cực kỳ khó, nhất là khi đó còn là trận bán kết World Cup. Nếu điều này xảy ra, chẳng khác nào FIFA và BTC thừa nhận sự yếu kém đến không thể chấp nhận nổi của tổ trọng tài cùng giám sát trận đấu. Nhưng việc phải đối mặt với đơn khiếu nại hay kiện tụng là không thể tránh khỏi bởi những quyết định không chuẩn xác trong trận đấu.

Cụ thể, LĐBĐ Morocco (FMRF) đã chính thức đệ đơn khiếu nại lên FIFA vì không hài lòng với công tác trọng tài trong trận bán kết World Cup 2022 vào rạng sáng ngày 15/12. Trận đấu đó, ĐT Morocco đã để thua ĐT Pháp với tỷ số 0-2. Công bằng mà nói đoàn quân của HLV Didier Deschamps là đội chơi hay hơn và xứng đáng thắng. Tuy nhiên Morocco cũng có cái lý để tức giận và đệ đơn kiện khi cho rằng họ đã bị trọng tài tước mất 2 quả penalty mười mươi.

Phía FMRF cho biết: “Chúng tôi đã gửi đề nghị lên FIFA và các bên có liên quan để xem xét các quyết định của trọng tài chính người Mexico Cesar Ramos khi ông ấy đã tước 2 quả phạt đền của ĐT Morocco. Theo quan điểm của một số trọng tài chuyên gia, đây là hai tình huống penalty không thể chối cãi. FMRF cũng ngạc nhiên không kém khi trợ lý trọng tài video (VAR) không vào cuộc ở những pha bóng này".

Tình huống hậu vệ Theo Hernadez của Pháp va chạm với cầu thủ của Morocco gây tranh cãi

Tình huống hậu vệ Theo Hernadez của Pháp va chạm với cầu thủ của Morocco gây tranh cãi

Trở lại với trận đấu giữa Morocco và Pháp, cả 2 tình huống gây tranh cãi có thể dẫn đến penalty đều xảy ra trong hiệp 1. Đầu tiên là pha bóng Sofiane Boufal dường như đã bị Hernandez đốn ngã trong vòng cấm. Trọng tài không thổi phạt đền và cũng không tham khảo VAR và thậm chí rút thẻ vàng cho Boufal. ĐT Pháp được hưởng quả phạt lên cho ĐT Pháp khi trọng tài cho rằng Theo là người bị phạm lỗi. Tình huống thứ 2 là khi Amallah bị va chạm mạnh và đã ngã trong khu cấm địa của Pháp. Nhưng trọng tài vẫn nói không và VAR cũng không hề can thiệp.

Đồng hành với phía LĐBĐ Morocco, hàng ngàn bình luận ủng hộ của NHM đã xuất hiện và phần lớn trong số này đề nghị FIFA cho đá lại trận bán kết, dù biết đây là khả năng rất viển vông. Trước đó, sau khi trận bán kết giữa Pháp và Morocco kết thúc, rất nhiều người hâm mộ bóng đá đã nghi ngờ rằng trọng tài Cesar Ramos cùng các trợ đã có những quyết định xử ép đối với Morocco khiến đại diện châu Phi bị ức chế và thiệt đơn, thiệt kép. Điều đáng nói là khi cần đến VAR nhất thì tổ VAR lại không vào cuộc ở 2 tình huống nói trên.

VAR chẳng thể thay người

Kể từ khi trợ lý trọng tài video (VAR) được đưa vào áp dụng trong các trận bóng đá, tranh cãi vẫn không ngừng nổ ra. Những đánh giá tích cực có nhưng phản biện cũng không thiếu. Nhiều người tỏ ra rất thất vọng và chán nản khi cho rằng VAR đã can thiệp quá sâu vào vào quyết định của trọng tài, gây nên nhiều nhầm lẫn hơn là chính xác. VAR đã giết chết đi sự kịch tính và thú vị của các trận đấu đồng thời giảm đi tầm quan trọng của các trọng tài.

Người ta đồng tính với việc dùng VAR để xác định bóng đã qua vạch vôi hay chưa hay cầu thủ có việt vị hay không nhưng lại tỏ ra rất thất vọng khi các trọng tài liên tục thay đổi quyết định của mình theo VAR trong việc thổi phạt penalty hay không. Người ta cho rằng VAR chỉ nên được áp dụng để giải quyết các tranh cãi chứ không vì lợi ích của công nghệ. VAR để cung cấp thông tin tình huống cho trọng tài chứ không phải để thay thế các quyết định của trọng tài theo đúng nguyên tắc “can thiệp tối thiểu, lợi ích tối đa”.

Tại World Cup 2022, trong suốt chặng đường đã qua, VAR đã không ít lần gây tranh cãi. Tại vòng bảng, VAR đã có tới gần 20 quyết định liên quan trực tiếp vào các tình huống dẫn đến bàn thắng. Hơn nửa trong số đó đều không thuyết phục được số đông. Đó là những tình huống xử lý phân tích quá cứng nhắc và thậm chí là không hề hợp lý. VAR không chỉ ra được mức độ tác động ở các tình huống phạm lỗi để xác định có phạt hay không.

Tình huống công nghệ bắt việt vị như thế này khó thuyết phục được

Tình huống công nghệ bắt việt vị như thế này khó thuyết phục được

Ví dụ như tình huống Ronaldo kiếm penalty cho ĐT Bồ Đào Nha ở trận đấu với Ghana. Đó là pha ngã tinh quái của CR7 chứ lực tác động của cầu thủ Ghana không đủ khiến anh phải ngã lăn ra sân. Hay ở tình huống Lautaro Martinez của Argentina bị thổi việt vị vì cánh tay của anh thò xuống dưới cầu thủ Saudi Arabia trong khi 2 chân vẫn ở bên trên so với chân đối thủ. Về cơ bản đó là pha di chuyển rất quá của Lautaro nhưng máy móc thì lại chẳng thể hiểu được điều đó…

Cuối cùng là dù cho ai có nói gì, công nghệ vẫn được FIFA ưu tiên và điều đó cũng đồng nghĩa với việc những tranh cãi cũng sẽ vẫn còn nổ ra. Công nghệ sẽ giết chết tính người của bóng đá bởi máy móc vốn không thể thay cho con người và chỉ nên đứng ở đúng vị trí của nó là hỗ trợ chứ không phải thay con người đưa ra quyết định.

 
Đức Bình
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe