Hai đại diện châu Á còn lại tại vòng 1/16 là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã phải nói lời chia tay World Cup 2022
Đẳng cấp thật sự lên tiếng
Bò tót gây nghi ngờ, nước mắt của Đức và Bỉ đã rơi
World Cup 2022: Thảm họa chủ nhà, bộ cánh mới cho Tam sư
Câu chuyện tâm lý và bản lĩnh của Nhật Bản
Đội bóng châu Á đầu tiên phải nói lời chia tay vòng 1/16 là Australia khi để thua Argentina với tỷ số 1-2. Dù đã nỗ lực hết sức nhưng đội bóng đến từ xứ sở chuột túi chẳng thể làm gì trước một đối thủ mạnh hơn, chơi hợp lý và thậm chí là còn may mắn hơn. Lời chia tay sớm này dù buồn nhưng chẳng khiến mấy người phải bất ngờ bởi kết cục xem như đã được đoán trước.
Sau Australia, tới lượt Nhật Bản phải ngậm ngùi chia tay giải đấu theo cách không thể buồn hơn. Những chiến binh Samurai xanh được đánh giá là đội bóng chơi tốt nhất trong số 3 đội châu Á vào vòng 1/16 và có nhiều cơ hội để tiến xa hơn cả khi chỉ phải đối đầu với đối thủ không quá nổi trội là Croatia. Thực tế trận đấu đã chứng minh đội bóng của HLV Moriyasu đã chơi rất ổn, ít nhất là ở hiệp đấu đầu tiên.
Mặc dù bị đánh giá không cao, thế nhưng Nhật Bản mới là đội chơi có nét và tấn công tốt hơn. Họ không chỉ tỉnh táo, bình tĩnh, phối hợp ăn ý mà còn tạo được nhiều pha hãm thành nguy hiểm. Sự ấn tượng ấy còn được cụ thể bằng bàn thắng dẫn trước ở phút cuối hiệp 1 do công của Maeda. Nhưng bản lĩnh và sự tập trung lại là điều mà Croatia tỏ ra nổi trội hơn. Họ chơi không quá hay nhưng lại biết cách dập tan sự hưng phấn và trừng phạt cho sai sót của Nhật Bản bằng một pha tổ chức tấn công và cú đánh đầu rất tốt của Ivan Perisic đầu hiệp 2.
Croatia lẽ ra còn có thể thắng khi họ chơi rất hay trong hiệp 2, đẩy Nhật Bản vào thế chống đỡ vất vả và tạo ra tới 3-4 cơ hội có thể thành bàn. Tiếc là Luka Modric, Ante Budimir và Ivan Perisic đều không thể tận dụng thành công.
Điểm khác biệt lớn nữa là Croatia luôn chơi kín kẽ, không vội vàng và luôn chọn các phương án giải tỏa hoặc tấn công chắc chắn nhất. Dù tuổi trung bình các cầu thủ của Croatia trong nhóm cao nhất giải nhưng họ luôn biết các phân phối, điều chỉnh nhịp độ thi đấu để giảm thiểu sự thua thiệt về thể lực so với đối thủ. Thế nên ngay cả khi phải bước vào 2 hiệp phụ, họ vẫn chơi rất ổn trước khi đưa trận đấu vào loạt luân lưu định mệnh.
Tâm lý ở thời khắc quyết định là một vấn đề lớn của bóng đá châu Á nói chung và Nhật Bản không phải ngoại lệ. Điều đó lý giải tại sao họ lại đá hỏng tới 3 quả luân lưu trong khi Croatia lại chỉ 1 lần thực hiện không thành công. Thất bại trên chấm 11m đã khiến giấc mộng huy hoàng của các chiến binh Samurai tan vỡ. Họ phải chấp nhận một thực tế là mình chưa đủ tốt bằng đối thủ và có lẽ cũng là chưa sẵn sàng để tiến sâu hơn ở sân chơi số 1 thế giới này.
Thủ thành Dominik Livakovic đã đi vào lịch sử World Cup sau khi trở thành thủ môn thứ 3 có 3 lần cản phá thành công trong loạt sút luân lưu. Thủ thành sinh năm 1995 này đã xuất sắc cản phá được ba cú sút từ chấm 11m của Takumi Minamino, Kaoru Mitoma và Maya Yoshida bên phía ĐT Nhật Bản. Trước Livakovic, hai thủ môn khác từng làm được điều này là Ricardo Pereira (Bồ Đào Nha) vào năm 2006 và Danijel Subasic (Croatia, 2018).
ĐT Hàn Quốc quá tầm thường so với Brazil
Đó là một thực tế mà dù vô cùng đau đớn nhưng người hâm mộ bóng đá Hàn Quốc nói chung phải thừa nhận, giữa hai đội bóng là một khoảng cách quá lớn về trình độ. Cho dẫu lực lượng của Hàn Quốc không kém khi hầu hết cầu thủ đều đang hoặc từng chơi bóng ở châu Âu, thế nhưng ngần đó chẳng đủ giúp tạo nên một đội tuyển mạnh, đủ sức đương đầu với một Brazil có lẽ cũng chẳng cần chơi hết sức.
Hàn Quốc mạnh về thể lực và khả năng tranh chấp, tuy nhiên có vẻ như họ vẫn cần nhiều thứ hơn thế để có thể ngăn chặn các vũ công Samba thể hiện mình. Sự trở lại của Neymar rõ ràng đã mang đến cho Brazil tâm lý hưng phấn hơn hẳn và cách chơi bóng của họ càng lúc càng ấn tượng, mượt mà, uyển chuyển và vô cùng sáng tạo. Trước một đối thủ đá khá rát, các ngôi sao của HLV Tite vẫn luôn tìm ra nhau để phối hợp thoát pressing hay sử dụng kỹ thuật quái chiêu để qua người một cách dễ dàng. Nhiều thời điểm của trận đấu tưởng như Hàn Quốc không thể chạm bóng hay bất lực hoàn toàn trong việc kiểm soát đối thủ, ngăn không cho họ tấn công.
Dĩ nhiên Hàn Quốc khó tránh kết cục bi thảm. Ngày tồi tệ của đội bóng xứ kim chi bắt đầu từ phút thứ 7 với pha ghi bàn của Vinicius. Ngôi sao trẻ đang đá cho Real Madrid này thậm chí sau khi nhận bóng trong vòng cấm còn bình tĩnh ngắm nghía và đợi cho đến khi các cầu thủ phòng ngự, thủ môn của Hàn Quốc đứng vào tư thế ổn định rồi mới thực hiện một cú dứt điểm. Một cú đá không cần nhiều lực nhưng quá khó vào góc cao khiến các cầu thủ áo đỏ phải bất lực.
Và khi các ngôi sao của Brazil đã đạt đến độ hưng phấn nhất định thì việc ngăn cản họ trình diễn thứ bóng đá kỹ thuật và đầy mê hoặc là quá khó. ĐT Hàn Quốc được nếm trải điều này khi liên tục bị dồn ép và bất lực mỗi khi đối phương có cơ hội dứt điểm. 3 pha ghi bàn của Neymar, Richarlison và Lucas Paquetá ở các phút 13, 26 và 39 đã chính thức kễu liễu số phận của đại diện châu Á cuối cùng ở vòng 1/16.
Những nỗ lực của ĐT Hàn Quốc trong phần còn lại của trận đấu chỉ giúp họ có được vài tình huống dứt điểm và 1 bàn thắng của Paik Seung Ho ở phút 76. Dĩ nhiên ngần đó là chẳng đủ để nói lên điều gì hay giúp đội bóng của HLV Paulo Bento thoát cảnh xách va li về nước sớm. Chia tay World Cup 2022, ĐT Hàn Quốc cũng đồng thời chia tay HLV Paulo Bento khi ông thầy người Bồ Đào Nha đã chính thức xin từ chức không lâu sau trận thua muối mặt trước Brazil.
Trong khi đó về phía Brazil, chiến thắng trước Hàn Quốc giúp họ làm nên kỳ tích với nhiều điểm mốc đáng nhớ. Theo thống kê của Opta, đây là lần thứ 2 trong lịch sử, Brazil ghi được 4 bàn thắng trong một hiệp đấu tại sân chơi World Cup (lần đầu là trận thắng Mexico 5-0 tại World Cup 1954). Brazil cũng là đội đầu tiên trong lịch sử các kỳ World Cup sử dụng cả 26 cầu thủ lẫn thủ môn trong danh sách dự giải. Cùng với đó, với cú đá penalty thành công, Neymar trở thành cầu thủ Brazil thứ ba ghi bàn trong ba kỳ World Cup khác nhau sau Ronaldo và Pelé.
KẾT QUẢ CÁC TRẬN VÒNG 1/16 | DANH SÁCH CÁC ĐỘI VÀO TỨ KẾT |
Hà Lan 3-1 Mỹ | Hà Lan |
Argentina 2-1 Australia | Argentina |
Pháp 3-1 Ba Lan | Pháp |
Anh 3-0 Senegal | Anh |
Nhật Bản 1-1 Croatia (pen 1-3) | Croatia |
Brazil 4-1 Hàn Quốc | Brazil |
Bình luận của bạn