Tiền sản giật là hiện tượng nguy hiểm ảnh hưởng nặng tới sức khoẻ của mẹ và bé
Phụ nữ mang thai cần biết gì về tiền sản giật?
Giải mã mối liên hệ giữa tiền sản giật và quá trình mang thai
Phụ nữ bị tiền sản giật làm tăng nguy cơ đột quỵ trong tương lai
Giảm nguy cơ tiền sản giật khi mang thai nhờ ăn nhiều thực phẩm này
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một hội chứng thai nghén nguy hiểm, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả sản phụ và thai nhi. Theo nghiên cứu của Mayo Clinic, bệnh thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, đặc trưng bởi tình trạng tăng huyết áp và những tổn thương tại các cơ quan nội tạng như gan và thận. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể tiến triển thành sản giật, gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.
Tiền sản giật ở sản phụ có thể gây ra tình trạng hạn chế lưu lượng máu đến nhau thai, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các biến chứng thường gặp bao gồm nhẹ cân và sinh non. Do đó, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dưới sự theo dõi của bác sĩ sản khoa là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Theo Phó Giáo sư Daniel Katz, Phó trưởng khoa Gây mê của bệnh viện Mount Sinai (Mỹ) đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ: “Tiền sản giật có thể gián tiếp góp phần gây ra các nguyên nhân tử vong khác như xuất huyết sau sinh, nhưng cũng có thể là nguyên nhân chính gây tử vong do gây ra các biến chứng như đột quỵ”.
Cũng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc tiền sản giật dao động từ 5% đến 10%. Nghiên cứu của CDC cho thấy, phụ nữ da màu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đáng kể, cụ thể là gấp 1,6 lần so với phụ nữ da trắng. Thậm chí, tỷ lệ tử vong và các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thận ở nhóm phụ nữ da màu cũng cao hơn đáng kể.
Xét nghiệm máu thường quy giúp chẩn đoán bằng cách nào?
Nghiên cứu được trình bày bởi Hiệp hội Gây mê Mỹ (American Society of Anesthesiologists – ASA) tại cuộc họp thường niên Gây mê 2024 đã chứng minh rằng bằng cách phân tích tỷ lệ giữa 2 loại protein huyết tương phổ biến vốn được đo trong các xét nghiệm máu định kì trước sinh là fibrinogen và albumin, các bác sĩ có thể đưa ra dự báo chính xác hơn về nguy cơ mắc tiền sản giật ở sản phụ.
Theo ASA, fibrinogen đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và phản ứng viêm của cơ thể, trong khi albumin là một protein đa chức năng, tham gia vào việc duy trì cân bằng dịch trong cơ thể và vận chuyển các chất thiết yếu như hormone, vitamin và enzyme. Tiền sản giật có thể làm rối loạn sự cân bằng của các protein này, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.
Dựa vào chỉ số fibrinogen trên albumin (FAR) thu được từ xét nghiệm máu, các bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ mắc các bệnh lý nhất định ở bệnh nhân. Nghiên cứu cho thấy, chỉ số FAR cao thường đi kèm với các tình trạng viêm, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Đặc biệt, trong thai kì, chỉ số FAR càng cao thì nguy cơ tiền sản giật càng cần được cảnh báo.
Mặc dù hiện tại nghiên cứu chưa được bình duyệt hay công bố trên tạp chí y khoa nào nhưng Phó Giáo sư Katz nhấn mạnh, đội ngũ nghiên cứu vẫn đang trong quá trình chuẩn bị công bố. Phó Giáo sư Katz tin rằng, xét nghiệm máu thường quy này là một bước đi đúng đắn giúp điều trị sớm tiền sản giật.
Bình luận của bạn