Y tế tuần qua: Việt Nam cần cảnh giác với nguy cơ bùng phát trở lại của dịch COVID-19

Cần thận trọng cảnh giác với nguy cơ lây lạn trở lại của dịch COVID-19, nhất là từ đường nhập cảnh - Ảnh:VGP

Y tế tuần qua: Việt Nam thực hiện hộ chiếu vaccine

Y tế tuần qua: Bộ Y tế thúc đẩy hợp tác quốc tế hướng tới giải quyết dịch COVID-19

Y tế tuần qua: Việt Nam đẩy mạnh tiêm vaccine ngừa COVID-19

Y tế tuần qua: Việt Nam tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19

Y tế tuần qua: Việt Nam chính thức có vaccine COVID-19

Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa lên tiếng cảnh báo các địa phương cần sẵn sàng cho tình huống dịch COVID-19 trở lại, đặc biệt là các điểm nóng ở các tỉnh Tây Nam Bộ. Bộ trưởng cho biết trong bối cảnh dịch bùng phát mạnh tại các nước láng giềng và trên thế giới, nguy cơ xuất hiện dịch COVID-19 tại Việt Nam là rất cao.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức tiêm vaccine khẩn trương, an toàn tuyệt đối
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương không được lơ là trong công tác phòng dịch khi tình hình lây lan COVID-19 ở các nước láng giềng của Việt Nam đang rất đáng lo ngại. Liên quan đến việc tiêm vaccine phòng COVID-19, Thủ tướng cũng chỉ đạo tổ chức tiêm vaccine khẩn trương, an toàn tuyệt đối. Dứt khoát không để xảy ra tình trạng vaccine không được tiêm kịp thời, vaccine dư phải hủy bỏ.

Bộ Y tế yêu cầu tiêm vaccine COVAX xong trước ngày 5/5
Thời gian qua, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan đã rất nỗ lực để có thể liên hệ thêm được vaccine phòng COVID-19. Mới đây nhất, Việt Nam đã nhận thêm lô vaccine với 811.000 liều do COVAX phân bổ. Tuy nhiên vaccine này có hạn dùng khá ngắn (chỉ 2 tháng khi về đến Việt Nam). Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần tổ chức đẩy nhanh việc tiêm chủng và hoàn thành trước ngày 5/5 tới đây.

Lên phương án đầu tư vaccine COVID-19 Việt Nam
Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đề nghị tiếp tục đẩy nhanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 và chuẩn bị phương án đầu tư, sản xuất nếu thử nghiệm thành công. Về tình hình sản xuất vaccine trong nước, trong ngày 15/4 sẽ kết thúc việc lấy mẫu máu người tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 của vaccine Nano Covax. Dự kiến đầu tháng 5/2021, Học viện Quân y sẽ báo cáo Bộ Y tế và Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia xem xét, đánh giá các cơ sở khoa học của giai đoạn 2, cho phép xây dựng một liều tiêm. Đồng thời hoạn thiện nốt các giai đoạn tiêm cuối cùng.

Hải Dương vẫn tiếp tục đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu để phòng COVID-19
UBND tỉnh Hải Dương vừa ra văn bản số 1266/UBND-VP về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới. Theo nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh Hải Dương, tỉnh yêu cầu các cơ sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới. Trong đó có việc tiếp tục tạm dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh như: Quán bar, vũ trường, karaoke, massage, rạp chiếu phim, quán game, internet công cộng cho đến khi có thông báo mới.

Bắt đầu tiêm thử nghiệm mũi thứ 2 vaccine COVIVAC của Việt Nam
Sáng 12/4, 6 tình nguyện viên đã chính thức được tiêm thử nghiệm mũi thứ 2 của vaccine COVIVAC - vaccine phòng COVID-19 thứ 2 của Việt Nam do Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC thuộc Bộ Y tế) nghiên cứu, phát triển. Theo kế hoạch tiêm thử nghiệm của vaccine này đối với người tình nguyện, khoảng cách thời gian giữa tiêm mũi 1 và mũi 2 của mỗi tình nguyện viên là 28 ngày. Giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng của vaccine COVIVAC có 120 tình nguyện viên tham gia tiêm.

Tình hình COVID-19 trên thế giới và Việt Nam
Theo thông kê tính đến 6h00 sáng 17/4, cả thế giới có 140.479.004 người mắc, 3.010.671 người tử vong. Mỹ vẫn là nước dẫn đầu về số ca mắc (32.300.759) và số ca tử vong (579.891). Tiếp theo lần lượt là Ấn Độ, Brazil, Pháp và Nga. Tại Việt Nam, số ca mắc là 2.773, số ca được chữa khỏi là 2.445 và số ca tử vong vẫn giữ nguyên ở con số 35. Hiện cả nước có hơn 40.000 người đang phải cách ly, có 66.366 người đã được têm vaccine phòng COVID-19.

Đan Mạch ngừng hẳn tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca
Giám đốc Cơ quan Y tế Đan Mạch Soren Brostrom mới đây đã thông báo nước này quyết định dừng hẳn việc tiêm vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca. Nguyên nhân là do Đan Mạch ghi nhận trong tổng số 140.000 người được tiêm, một số ca bị tác dụng phụ, 2 ca bị chứng đông máu và1 trong 2 ca này đã tử vong. Tuy nhiên nước này chỉ bỏ vaccine AstraZeneca còn 2 loại vaccine khác là Pfizer/BioNTech và Moderna vẫn được sử dụng bình thường.

Mỹ phát hiện loạt ca đông máu sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) mới đây đã đưa ra cảnh báo về tình trạng đông máu hiếm gặp sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 của Johnson & Johnson. Cảnh báo được đưa ra khi họ phát hiện có 6 trường hợp gặp phản ứng này sau tiêm. Đây đều là phụ nữ tuổi từ 18-48, bắt đầu có biểu hiện đông máu khoảng 6-13 ngày sau khi tiêm 1 liều duy nhất của vaccine Johnson & Johnson. 1 trong số đó nhập viện trong tình trạng đau đầu, yếu cơ bên trái, và tử vong vào ngày thứ 12 sau khi tiêm.

Campuchia phong tỏa thủ đô vì COVID-19
Theo hãng thông tấn CNA, ông Hun Sen tối 16/4 ra lệnh cho các cơ quan chức trách phải nỗ lực triển khai các biện pháp nghiêm ngặt nhất nhằm đảm bảo người dân tại Phnom Penh và thành phố Ta Khmao (tỉnh Kandal) "nội bất xuất, ngoại bất nhập" trong vòng 14 ngày cho đến ngày 28/4 tới đây để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

WHO cảnh báo phân phối vaccine COVID-19 bất công bằng
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, hiện tồn tại "sự bất công bằng gây sốc" trong phân phối vaccine  ngừa COVID-19 trên toàn cầu. Ông Ghebreyesus nhấn mạnh, hầu hết các quốc gia đang không có đủ vaccine để chủng ngừa cho các nhóm người có nguy cơ cao. Hơn 700 triệu mũi tiêm ngừa COVID-19 đã được tiến hành trên toàn thế giới, nhưng 87% trong số đó là ở các nước thu nhập cao hoặc trên trung bình. Số mũi chủng ngừa ở các nước thu nhập thấp chỉ chiếm 0,2% trong số này.

Phương Lâm H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin