Những vấn đề thường gặp khi sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai đem lại hiệu quả cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ với sức khỏe

Vì sao đã uống thuốc tránh thai nhưng vẫn “dính bầu”?

Cải thiện da nổi mụn khi ngừng uống thuốc tránh thai

7 sai lầm khi sử dụng thuốc tránh thai

Giải đáp những thắc mắc thường gặp về thuốc tránh thai

Để chủ động ngừa thai hoặc sử dụng trong các trường hợp quan hệ tình dục không an toàn, nhiều chị em tìm đến thuốc tránh thai. Trên thị trường có 2 dạng thuốc tránh thai không kê đơn phổ biến gồm:

- Thuốc tránh thai hàng ngày chứa các nội tiết tố như estrogenprogesterone, có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng, làm dày lớp màng nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng bơi về phía tử cung để thụ tinh.

- Thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động bằng cách ngăn chặn, trì hoãn quá trình rụng trứng. Thuốc không còn hiệu quả khi sự thụ tinh đã xảy ra, và không có tác dụng làm sảy thai.

Việc sử dụng thuốc tránh thai có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn. Đây là dấu hiệu chị em nên tham khảo ý kiến bác sỹ, xem xét ngừng sử dụng hoặc đổi loại thuốc tránh thai khác cho phù hợp.

Ra máu nhỏ giọt giữa chu kỳ

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc tránh thai

Hormone estrogen và progesterone có trong thuốc tránh thai là 2 hormone có vai trò quyết định với kinh nguyệt và sự rụng trứng. Khi dùng thuốc tránh thai, nồng độ 2 hormone này tăng cao có thể gây bong một phần lớp niêm mạc tử cung, dẫn tới hiện tượng ra máu nhỏ giọt như các đốm nhỏ dù bạn không đến tháng.

Thống kê cho thấy, khoảng 50% người dùng gặp hiện tượng ra máu bất thường trong 3 tháng đầu sau khi dùng thuốc tránh thai. Nếu tác dụng phụ này không tự biến mất sau khoảng 3 tháng, chị em nên tìm gặp bác sỹ phụ khoa để được thăm khám kịp thời.

Chậm kinh, mất kinh

Lớp nội mạc tử cung trong quá trình rụng trứng sẽ dày lên để chuẩn bị cho sự thụ thai (nếu có). Khi hormone estrogen và progesterone tổng hợp được đưa vào cơ thể thông qua thuốc tránh thai, trứng không thể rụng, từ đó lớp nội mạc tử cung không được tăng sinh và dày lên. Do đó, chị em thường gặp hiện tượng chậm kinh, kinh nguyệt ra ít trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai (kể cả dạng khẩn cấp).

Làn da thay đổi

Thuốc tránh thai có thể gây rối loạn nội tiết nhẹ, khiến da nổi mụn trong thời gian đầu

Trong khi estrogen góp phần cải thiện làn da của chị em, progestin (1 dạng tổng hợp của hormone progesterone) lại khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bắt đầu gặp phải nhiều vấn đề về da sau khi dùng thuốc tránh thai, hãy xin ý kiến bác sỹ về sản phẩm phù hợp nhất với sức khỏe.

Đau tức nhẹ ở ngực

Ngực là bộ phận rất nhạy cảm với nồng độ hormone, do đó, không ít vấn đề bất thường về “núi đôi” có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc tránh thai đường uống. Estrogen tổng hợp trong thuốc tránh thai có thể kích thích ngực phát triển, gây ra tình trạng đau sưng hoặc tức nhẹ ở ngực. Chị em có thể dùng khăn chườm ấm để giảm cơn đau ở vùng da nhạy cảm này.

Tâm trạng thất thường

Thuốc tránh thai đường uống có thể làm tăng nồng độ hormone căng thẳng cortisol, khiến chị em dễ gặp phải cảm xúc tiêu cực như lo âu, bứt rứt trong người.

Đau đầu

Hormone cortisol cũng có thể kích thích cơn đau đầu do stress. Để khắc phục tác dụng phụ này, chị em nên hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn. Các biện pháp thư giãn như tập thở, tập yoga cũng có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau đầu do thuốc tránh thai.

Buồn nôn

Thuốc tránh thai có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn ở trong bụng lâu tiêu hơn. Đây chính là nguyên nhân chị em dễ cảm thấy buồn nôn trong quá trình sử dụng thuốc. Để hạn chế tình trạng này, hãy chia bữa ăn thành bữa nhỏ, hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Quỳnh Trang H+ (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa