Phát hiện mối liên hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và nhịp sinh học

Cơ chế nào giúp chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện đều đặn hàng tháng?

Sức khoẻ đường ruột ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

"Điểm mặt" nguyên nhân khiến kỳ kinh ngắn lại

Vaccine phòng COVID-19 có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt?

Làm gì để bớt đau bụng kinh dữ dội khi có chu kỳ kinh nguyệt?

Kinh nguyệt xuất hiện đều đặn hàng tháng là do hệ thống nội tiết sinh sản của phụ nữ phối hợp hoạt động nhịp nhàng. Mới đây, nhóm chuyên gia về sức khỏe sinh sản từ một số viện nghiên cứu tại Pháp và Mỹ phát hiện ra rằng, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ còn có liên hệ mật thiết với nhịp sinh học.

Cơ chế thời gian của chu kỳ kinh nguyệt luôn là bí ẩn với giới khoa học hàng trăm năm qua. Thông thường, độ dài chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, còn chu kỳ trăng từ khi trăng non tới trăng tròn là 29,5 ngày. Vì vậy, một trong những giả thuyết được nhiều người tin tưởng nhất đó là do chu kỳ mặt trăng. Nhà bác học Charles Darwin từng cho rằng, mối liên kết này hình thành từ khi loài người còn sống gần bờ biển, nơi thủy triều chịu tác động sâu sắc từ mặt trăng. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng, không có nhiều bằng chứng cho thấy mặt trăng ảnh hưởng đến chu kỳ hàng tháng của chị em. Thay vào đó, cơ chế kiểm soát ngày rụng trứng, “đèn đỏ” hàng tháng có thể là nhịp sinh học

Nhịp sinh học ngày đêm (circadian rhythm) được định nghĩa là những thay đổi về thể chất, tinh thần và hành vi mà con người trải qua trong chu kỳ 24 giờ. Ví dụ điển hình nhất là giấc ngủ chịu tác động của nhịp sinh học, khi cứ khi đêm xuống thì chúng ta buồn ngủ.

Dựa trên dữ liệu y khoa từ hơn 3.000 phụ nữ sống ở châu Âu và Bắc Mỹ, sau khi phân tích 27.000 chu kỳ kinh nguyệt, các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng cho thấy, rất có thể chu kỳ kinh nguyệt diễn ra nhịp nhàng là nhờ một cơ chế bên trong cơ thể tương tự như đồng hồ sinh học. Đây là “bộ đếm thời gian” sinh học nằm ở vùng dưới đồi, giúp điều phối thời gian cho các bộ phận khác trong cơ thể. 

Theo Claude Gronfier – Trung tâm Nghiên cứu Khoa học thần kinh (Lyon, Pháp), một trong các tác giả nghiên cứu, cơ chế đồng bộ hóa này giúp chu kỳ kinh nguyệt dao động trong khoảng thời gian cố định. Nếu chẳng may vòng kinh kéo dài hoặc rút ngắn hơn, cơ thể sẽ thay đổi nhịp sinh học trong vài tháng để đưa chu kỳ trở về bình thường. Các nhà nghiên cứu nhận định hiện tượng này với giống với cách đồng hồ sinh học điều chỉnh ở người bị lệch múi giờ (jet lag).  

Ngoài ra, thay đổi nhịp sinh học cũng kéo theo rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. GS. Juan Antonio Madrid – Đại học Murcia (Tây Ban Nha) cho biết, phụ nữ có kinh nguyệt không đều thường có nhịp sinh học hàng ngày không ổn định, giấc ngủ chất lượng kém.

Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý, nhịp sinh học còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, hay chu kỳ mặt trăng. Người ta thường đi ngủ muộn, ngủ ít hơn trong những đêm trước ngày trăng tròn.

 
Quỳnh Trang (Theo El País)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa