Rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng tới cả sức khỏe tinh thần và thể chất
Lo sợ, có suy nghĩ tiêu cực nên điều trị như thế nào?
Mất ngủ do sốc tâm lý có nên dùng thuốc ngủ không?
Hết rối loạn lo âu chỉ sau 4 tháng điều trị đúng cách
Rối loạn lo âu: Sự thật qua những con số
Dưới đây là những dầu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn lo âu mà bạn nên chú ý:
Thường bị ốm
Cơ thể có xu hướng sản sinh ra nhiều hormone hơn khi bạn lo lắng. Sau đó, cơ thể lại phải làm việc vất vả hơn để điều hòa lượng hormone này. Điều này có thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường.
Thường xuyên bị đau đầu
Các cơn đau đầu kéo dài liên tục trong nhiều tuần, hoặc thậm chí nhiều tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn lo âu. Mỗi khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng, nhiều người có xu hướng nghiến răng, căng cứng cơ cổ, cơ mặt… Những điều này có thể dẫn tới những cơn đau đầu dai dẳng.
Mệt mỏi
Lo lắng, căng thẳng kéo dài có thể dẫn tới mệt mỏi mạn tính
Những người bị rối loạn lo âu có xu hướng luôn cảm thấy lo lắng mọi nơi, mọi lúc. Luôn luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng có thể khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi.
Thường hay bị đau nhức cơ bắp
Khi lo lắng, căng thẳng, mọi người có xu hướng nắm chặt tay, căng cơ hàm cũng như các cơ bắp khác trong cơ thể. Căng cứng cơ bắp thường xuyên có thể dẫn tới tình trạng đau, nhức cơ bắp.
Tiêu hóa kém
Trên thực tế, rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thể chất, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Lo âu, căng thẳng thường xuyên có thể gây táo bón, đầy bụng, tiêu chảy, co thắt ruột và nhiều rối loạn tiêu hóa khác.
Tiêu hóa kém có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn lo âu
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêu hóa kém cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn lo âu, dẫn đến trầm cảm. Vì vậy, bạn nên đảm bảo hệ tiêu hóa được khỏe mạnh khi bị rối loạn lo âu.
Khó ngủ, mất ngủ
Mối quan hệ giữa tình trạng mất ngủ và rối loạn lo âu là mối quan hệ hai chiều. Lo lắng có thể khiến cho bạn cảm thấy khó ngủ hoặc không thể ngủ ngon, trong khi đó, tình trạng thiếu ngủ lại càng làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn lo âu. Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng/ngày sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn các triệu chứng lo âu.
Luôn cảm thấy e dè, lúng túng
Ai cũng có lúc cảm thấy e dè, ngại ngùng trong một vài tình huống. Tuy nhiên, nếu thường xuyên cảm thấy lúng túng, luôn có suy nghĩ tất cả mọi người đều đang chú ý tới mình… rất có thể bạn đang bị rối loạn lo âu.
Nếu thường xuyên bị run rẩy, cảm thấy khó nói chuyện hay đổ mồ hôi nhiều khi giao tiếp với người khác, hãy thử tới gặp các bác sỹ tâm lý để được tư vấn, giúp đỡ kịp thời.
Giảm ham muốn tình dục
Tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài có thể ức chế cơ thể sản sinh hormone gonadotropin, một hormone hoạt động trong tinh hoàn và buồng trứng, giúp thúc đẩy sản sinh các hormone giới tính khác.
Thiếu hormone gonadotropin có thể dẫn tới tình trạng suy giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng tinh trùng ở nam giới và giảm tần suất rụng trứng ở nữ giới.
Mụn trứng cá
Khi bị rối loạn lo âu, lượng hormone cortisol trong cơ thể sẽ liên tục tăng cao. Theo nhiều nghiên cứu, nồng độ hormone cortisol tăng cao có thể là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá.
Khó tập trung
Những người bị rối loạn lo âu thường khó giữ tập trung vào một việc cụ thể. Điều này gây khó khăn trong công việc, học tập… và càng làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng.
Bình luận của bạn