10 thực phẩm tốt cho gan bạn nên ăn hàng ngày

Có chế độ ăn lành mạnh giúp bạn tăng cường chức năng gan mật, cải thiện hệ tiêu hóa

5 điều bạn nên biết về bệnh gan nhiễm mỡ

4 yếu tố nguy cơ gây bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Những dấu hiệu cho thấy gan bị tổn thương

Người bị viêm xơ đường mật ăn uống thế nào để quản lý bệnh?

Dưới đây là 10 loại thực phẩm tốt nhất cho gan mà bạn nên ăn hàng ngày:

Củ dền

Củ dền có chứa nhiều betaine, một hợp chất có khả năng tăng cường hệ tiêu hóa. Một trong những chức năng của gan là hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đặc biệt là sự tiêu hóa chất béo (thông qua việc sản sinh ra dịch mật). Tốt hơn hết, hãy thêm củ dền vào các món salad, súp, món hầm… để cải thiện sức khỏe cho gan.

Dầu dừa

Trong một nghiên cứu trên Tạp chí Science of Food and Agriculture đã chỉ ra rằng, dùng dầu dừa nguyên chất có thể giúp đảo ngược các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ thường dẫn đến các hội chứng chuyển hóa và béo phì, là nguy cơ gián tiếp dẫn đến các bệnh tim mạch. Bạn có thể dùng dầu dừa để nấu ăn, tuy nhiên chỉ nên dùng dầu dừa cho các món dưới 325oC để tránh nguy cơ dầu dừa bị hóa hơi, biến tính.

Dầu dừa giúp giảm các triệu chứng gan nhiễm mỡ

Rễ cây bồ công anh

Hãy thử thêm một chút bột từ rễ cây bồ công anh vào cốc sinh tố, sữa hàng ngày để tăng hương vị cho món ăn, đồng thời tăng tỷ lệ trao đổi chất, cải thiện sức khỏe của gan.

Hạt lanh và dầu hạt lanh

Hạt lanh và dầu hạt lanh có khả năng liên kết với xenoestrogen, một hợp chất tổng hợp có trong các loại đồ nhựa, chất ô nhiễm khác.  Xenoestrogen có khả năng “bắt chước” hormone estrogen trong cơ thể, từ đó gây mất cân bằng nội tiết tố.

Bằng cách bổ sung hạt lanh và dầu hạt lanh trong chế độ ăn hàng ngày, gan có thể lọc tách những chất độc hại này khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn.

Tỏi

Ăn tỏi thường xuyên giúp cải thiện chức năng gan mật

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrition, tỏi lên men đã được chứng minh là có khả năng cải thiện chức năng gan mật.

Trong tỏi có chứa nhiều các hợp chất của lưu huỳnh, giúp tăng cường tốc độ thải độc của gan. Các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi sẽ giúp hấp thụ các cholesterol và kim loại có hại trong cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức khỏe của gan.

Các loại rau xanh

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Lipids in Health and Disease, ăn nhiều rau xanh có thể giúp cải thiện cấu trúc acid béo trong gan. Điều này không chỉ giúp gan khỏe mạnh hơn mà còn làm giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch.

Chanh

Nghiên cứu trên Tạp chí Toxicology Letters đã chỉ ra rằng, nhiều hợp chất được tìm thấy trong chanh có khả năng cải thiện quá trình chuyển hóa glycogen trong gan, từ đó giúp tăng năng lượng cho cơ thể.

Tương miso

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Biochemical and Biophysical Research Communications, tương miso đã được chứng minh có khả năng cải thiện nhiều triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Bột yến mạch

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Plant Foods for Human Nutrition cho thấy, việc bổ sung bột yến mạch hàng ngày có thể giúp giảm mỡ bụng, cải thiện tình trạng béo phì. Điều này có thể giúp gan tiêu hóa và chuyển hóa chất béo tốt hơn, từ đó cải thiện sức khỏe gan mật.

Sữa chua

Nghiên cứu trên Tạp chí Food and Function cho thấy, lợi khuẩn Lactobacillus paracasei có trong sữa chua có thể làm giảm lượng triglycerid trong gan, từ đó làm giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Vi Bùi H+ (Theo Care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng