Ăn quá nhiều đường có thể gây hại cho sức khỏe
5 tổn thương sức khỏe khi ăn quá nhiều đường
Infographic: Ăn nhiều đường, tác hại khôn lường
Có phải ăn nhiều đường sẽ dễ mắc bệnh tim?
WHO: Cả thế giới đang ăn quá nhiều đường
1. Luôn cảm thấy thèm đồ ngọt
Đường giúp cơ thể giải phóng ra dopamine, có thể khiến bạn cảm hưng phấn tạm thời. Tuy nhiên, khi hưng phấn qua đi, cơ thể bạn lại cảm thấy mệt mỏi và muốn bổ sung thêm.
Ngoài ra, lượng đường trong máu cũng ảnh hưởng tới mức năng lượng của cơ thể, khi lượng đường trong máu tăng lên đột ngột, nguồn năng lượng của cơ thể sẽ giảm xuống và bạn lại có cảm giác thèm ăn thêm.
2. Mệt mỏi và thiếu năng lượng
Ăn quá nhiều đường có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải
Khi lượng đường trong máu tăng cao thường xuyên, cơ thể sẽ không thể hấp thụ và lưu trữ glucose đúng cách. Điều này gây tác động tới quá trình chuyển hóa và sử dụng năng lượng trong cơ thể, chính vì vậy bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải thường xuyên mà không rõ lý do.
3. Đi tiểu nhiều hơn
Khi đường huyết tăng quá cao, cơ thể sẽ phải đào thải đường qua nước tiểu. Khi đó thận sẽ kéo nước từ trong cơ thể để pha loãng nước tiểu và làm khối lượng nước tiểu tăng lên. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước.
4. Khô miệng và khát
Bị mất nước nên cơ thể sẽ cần phải bổ sung lại lượng nước đó, khiến bạn cảm thấy khát và muốn uống nước liên tục. Bạn nên lựa chọn nước lọc hoặc trà không đường để uống sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
5. Giảm cân
Cân nặng của bạn có thể giảm nhẹ sau khi ăn quá nhiều đường
Đường huyết tăng cao có thể khiến trọng lượng của bạn giảm đi trong một thời gian ngắn, ngay cả khi bạn vẫn ăn uống bình thường. Nguyên nhân của điều này có thể do:
- Đi tiểu nhiều làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể khiến cân nặng bị giảm.
- Nếu hàm lượng insulin trong cơ thể không đủ để chuyển hóa glucose, cơ thể sẽ phải đốt cháy chất béo để lấy năng lượng hoạt động.
- Lượng đường trong máu tăng cao cũng khiến cơ thể phải sử dụng nhiều calorie hơn cho quá trình đào thải lượng đường dư thừa.
6. Bệnh truyền nhiễm
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) và nhiễm nấm sinh dục có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ có lượng đường trong máu cao hoặc bị đái tháo đường thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân là do nồng độ đường tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm phát triển.
7. Khô da
Ăn nhiều đường có thể gây khô da
Da khô có thể là hậu quả của lượng đường trong máu tăng cao. Sau đây là một số lý do:
- Đi tiểu nhiều gây mất nước và dẫn tới khô da.
- Các vấn đề về khô da chân có thể liên quan tới bệnh xơ vữa động mạch - một biến chứng thường gặp ở những người bị đái tháo đường làm thu hẹp mạch máu và giảm quá trình lưu thông máu.
- Tổn thương dây thần kinh do đường huyết tăng cao có thể làm cản trở hoạt động của tuyến mồ hôi và khiến da bị khô.
8. Khó tập trung
Đường máu tăng cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não gây ra tình trạng rối loạn chức năng nhận thức, khó tập trung và hay quên.
9. Mờ mắt
Mờ mắt cũng là hậu quả của quá trình khử nước trong tế bào do đường máu tăng quá cao. Khi các tế bào mắt bị rút nước, chúng có thể bị biến dạng và giảm khả năng nhìn của mắt.
10. Lâu lành vết thương
Điều này xảy khi các mạch máu bị tổn thương do đường huyết tăng cao, dẫn tới lưu thông máu kém và giảm cung cấp dưỡng chất cho các mô bị tổn thương, đặc biệt là ở chân và tay.
11. Rối loạn cương dương
Tăng đường huyết là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương ở nam giới
Tổn thương thần kinh, giảm lưu thông máu và mất cân bằng hormone đều là những vấn đề sức khỏe có thể gây ra bởi sự dư thừa lượng đường trong máu kéo dài và có thể dẫn đến suy giảm chức năng tình dục của nam giới.
12. Dễ cáu gắt
Nghiên cứu cho thấy, đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến bạn dễ dàng trở nên cáu kỉnh và bực bội hơn.
Bình luận của bạn