15 thực phẩm quen thuộc chứa chất gây nghiện

Một số loại thực phẩm khiến bạn thích thú nhưng lâu dần có thể gây "nghiện"

Video: 5 thực phẩm tưởng tốt nhưng thực tế lại không

Những thực phẩm ăn nhiều sẽ chết sớm

Đường có gây nghiện như cocain?

Về các chất gây nghiện

1. Cà phê

Thành phần chính trong cà phê là caffeine - một chất gây kích thích tự nhiên và được coi là loại chất tác động tới trí nãoChỉ cần uống 1 tách cà phê nhỏ, lượng caffeine trong đó sẽ làm bạn tỉnh táo và hoạt bát hơn.

Tuy nhiên, uống cà phê quá nhiều trong một thời gian dài sẽ làm suy yếu tuyến thượng thận, làm tiêu tan các dưỡng chất quan trọng và tác động tới sự cân bằng hormone. Dần dần, người sử dụng sẽ cần một lượng caffein lớn dần lên để thấy tỉnh táo như thường lệ, và nếu không được đáp ứng thì có thể họ sẽ thấy đau đầu, khó tiêu.

2. Đường

Paul van der Velpen, người đứng đầu cơ quan y tế của Amsterdam, Hà Lan quả quyết, đường là "chất gây nghiện nguy hiểm nhất trong thời đại của chúng ta".

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng khi ăn đường, một chất gọi là opioid được tiết ra bởi não bộ sẽ tạo nên cảm giác hưng phấn rất cao, làm cho người ta cảm thấy "thèm thuồng" khi đột nhiên bị thiếu.

3. Chocolate

Trong chocolate có chứa caffeine, theobromine, phenyethylamine, anandamide và tryptophan đều là các chất chất hóa học có thể gây nghiện ở mức độ nhẹ. Chúng cũng chứa alkaloid, một chất có trong rượu và có tác nhân liên quan gây ra chứng nghiện rượu.

4. Snack mặn

Snack (bim bim) chứa cocaine và muối đều có thể tạo ra cảm giác hưng phấn mạnh mẽ cho não bộ.

Các món đồ ăn nhẹ thường đều chứa muối, hầu hết mọi người đều không biết mình sẽ ăn bao nhiêu snack là đủ và thường ăn quá nhiều. Việc này sẽ dẫn tới dư thừa natri, buộc thận phải làm việc cường độ cao, dẫn tới tắc nghẽn động mạch và tăng huyết áp.

5. Bánh mỳ trắng

Dấu hiệu bồn chồn, mệt mỏi khi bạn không được ăn bánh mì hay ngũ cốc vào bữa sáng chứng tỏ bạn đang bị nghiện carbohydrate.

Các thực phẩm giàu carbohydrate khi đi vào cơ thể sẽ giúp sản sinh chất dopamine gây cảm giác thỏa mãn và hưng phấn, tương tự tác dụng của cocaine. Bánh mỳ trắng được làm từ bột tinh chế, vì đã bị loại bỏ cám, mầm nên thực chất, nó không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Bánh mỳ trắng có rất nhiều đường cũng khiến nhiều người bị nghiện

6. Bánh rán

Bánh rán chứa nhiều đường giúp sản sinh ra nhiều dopamine, sự xuất hiện chất này trong cơ thể nhiều giống như như bạn đang lạm dụng một số loại thuốc.

7. Pasta

Pasta trong tiếng Ý là tên gọi chung các loại nui, mì sợi… làm từ bột mì.

Món ăn này có chứa rất nhiều bơ, muối và pho mát. Nếu muốn ăn món ăn này, hãy dùng dầu olive để làm tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn để hạn chế bị nghiện thức ăn này.

8. Thức ăn nhanh

Nguyên nhân của sự gây nghiện nằm ở chỗ đồ ăn nhanh trong thành phần luôn chứa nhiều thịt - chất dễ gây nghiện nhất. Bên cạnh đó, thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo và cung cấp lượng calo khổng lồ.

Các chất béo có khả năng cung cấp sự hưng phấn cho não bộ khiến việc ăn uống thực sự là niềm vui. Tuy nhiên, sức khỏe và thể trạng của bạn lại có thể suy giảm nghiêm trọng.

9. Kem

Trẻ con ăn nhiều kem sẽ bị nghiện, đó là kết luận của hai nhà khoa học Kyle Burger và Eric Stice, Viện nghiên cứu  Oregon (Mỹ).

Nhà khoa học Kyle Burger cho rằng điều này liên quan đến sự giảm mức độ chất truyền dẫn thần kinh dopamin trong não. Vì trong kem chứa nhiều chất béo và đường, nên thường xuyên ăn kem sẽ dẫn đến béo phì và tăng cảm giác thèm ăn.

10. Khoai tây chiên

Ăn vặt mỗi gói khoai tây tương đương với uống gần 5 lít dầu mỗi năm thêm vào chế độ ăn uống của họ. Đó là còn chưa kể đến lượng chất béo, đường, muối và các hóa chất khác có trong khoai tây chiên đóng gói.

Thêm vào đó, loại thực phẩm ăn nhanh này được thiết kế để gây nghiện với vị giòn tan, màu sắc hấp dẫn... không khiến bạn cảm thấy chán như pho mát hay bánh ngọt, thực phẩm này đã biến công nghệ chế biến khoai tây chiên thành gã khổng lồ gây nghiện.

11. Pho mát

Pho mát chó chứa morphine. Mặc dù liều lượng của morphine trong pho mát rất nhỏ và không đủ để gây nghiện nhưng các nhà nghiên cứu bày tỏ lo ngại về mức độ của chất casein (thành phần protein chính trong pho mát) tạo nên một hợp chất gây nghiện giống như morphine gọi là casamorphine trong quá trình tiêu hoá.

Bên cạnh đó, pho mát cũng chứa chất phenylethylamine, một chất có tác dụng kích thích tạo cảm giác hưng phấn.

12. Kẹo cao su

Đường là chất phụ gia thường thấy trong kẹo cao su.

Bên cạnh đó, người ta thường sử dụng kẹo cao su khi đang cố gắng cai một loại đồ ăn không lành mạnh khác hoặc cai nghiện thuốc lá. Vì vậy, việc nhai kẹo sẽ diễn ra quá thường xuyên tới mức thành thói quen gây nghiện.

13. Bánh quy

Bánh quy cũng chứa lượng đường cao, cũng có thể kích thích cơ thể sản xuất dopamine - hormone hạnh phúc. Do đó, khi bạn ăn nó, bạn sẽ muốn tận hưởng cảm giác đó nhiều hơn nữa. Đó là lý do tại sao bạn có thể ăn rất nhiều bánh quy cùng một lúc.

14. Kẹo

Việc trẻ em tiếp xúc với các thực phẩm có đường từ ngay trong bụng mẹ và suốt thời thơ ấu sẽ khiến cảm giác thích và thèm đường nhiều hơn khi lớn lên. Nếu không chú ý đến chế độ ăn uống của con bạn hoặc chính bản thân mình, bạn và bé có thể trở thành người nghiện kẹo ngọt.

15. Kẹo Chips

Tỷ lệ chất béo và muối cao, kèm theo dầu mỡ trong kẹo chips (kẹo dẻo) và một số thành phần khác trên nhãn mác gây nghiện với bạn.

Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp