- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Tỏi và mật ong là 2 nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp, mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe
Có nên uống cà phê khi đang ốm?
Gia vị giúp tăng cường miễn dịch để phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm
6 biện pháp nâng cao sức đề kháng
Gió mùa về, cần làm gì để bảo vệ hệ miễn dịch?
Giai đoạn chuyển mùa từ Thu sang Đông tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viêm đường hô hấp nói chung và cúm mùa nói riêng gia tăng. Nhiều người dân tìm kiếm các biện pháp tăng cường miễn dịch cũng như các loại thuốc không kê đơn giảm triệu chứng hắt hơi, ho, nghẹt mũi.
Chia sẻ với CNBC, PGS.BS. John Mafi – Trường Y David Geffen, Đại học California, Los Angeles (Mỹ) cho hay, cá nhân ông hạn chế lạm dụng thuốc không kê đơn khi không cần thiết. Thay vào đó, vị bác sĩ này chú trọng tới các biện pháp phòng bệnh chủ động để tăng cường sức đề kháng. “Tôi cố gắng tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, kiểm soát stress và hạn chế uống quá nhiều rượu bia”, BS Mafi cho hay.
Nếu chẳng may bị ốm, BS. Mafi sẽ tìm tới 2 nguyên liệu dễ kiếm trong nhà bếp là mật ong và tỏi. Đây cũng là 2 thực phẩm BS. Mafi tích trữ tại nhà mỗi khi tới mùa cúm.
Lợi ích của mật ong
Mật ong được coi là "chất kháng sinh tự nhiên" với nhiều công dụng như cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, dị ứng thời tiết theo mùa. Theo nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Y khoa Anh Quốc (British Medical Journal), mật ong có hiệu quả rút ngắn thời gian cũng như giảm mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh cảm lạnh thông thường, đặc biệt là tình trạng đau họng.
BS. Mafi thường kết hợp mật ong với các thức trà ấm để thưởng thức trong mùa cúm. Tuy nhiên, ông khuyến cáo, không nên dùng mật ong, đặc biệt là mật ong thô với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi do nguy cơ nhiễm độc botulinum. Người bệnh đái tháo đường nên lưu ý tới lượng đường khi sử dụng mật ong.
Lợi ích của tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị thơm ngon mà còn được y học cổ truyền nhiều quốc gia sử dụng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đường hô hấp trong mùa cúm. Một thí nghiệm được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng năm 2016 cho thấy, người ăn tỏi đen trong 90 ngày bị cúm nhẹ, nhanh khỏi hơn người không ăn tỏi.
Tuy bằng chứng về tác dụng của tỏi còn hạn chế, nghiên cứu cho thấy sulfur và allicin trong tỏi sống là các chất kháng khuẩn, có thể ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Hàm lượng allicin được kích hoạt khi bạn băm, đập dập tỏi. Hoạt chất này mất đi khi bạn để tỏi băm ngoài không khí quá lâu hoặc chế biến ở nhiệt độ cao.
Tỏi nhìn chung lành tính, ít gây hại cho sức khỏe khi sử dụng ở mức vừa phải (1-2 tép tỏi sống). Điểm bất tiện là hơi thở có mùi tỏi, nên bạn đừng quên vệ sinh răng miệng kỹ càng sau khi ăn tỏi.
Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc với tỏi và mật ong. Nổi bật là tỏi ngâm mật ong từ 5 ngày - 1 tháng, sau đó dùng hỗn hợp này để pha với nước ấm. Tuy nhiên, tỏi ngâm mật ong có thể gây tác dụng phụ làm loãng máu, người đang dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử bài thuốc này.
Bình luận của bạn