- Chuyên đề:
- Bệnh cảm cúm
Bị cảm lạnh hay cảm cúm có nên uống cà phê không?
Uống trà hoặc cà phê hàng ngày giúp khỏe mạnh hơn khi về già
Uống cà phê thế nào để không gây tăng cân khó kiểm soát?
Thời điểm nào trong ngày không nên uống cà phê?
10 loại thuốc dễ tương tác với cà phê cần lưu ý
Cà phê có thể làm tăng các triệu chứng khi bị ốm
Cà phê là một chất lợi tiểu do chứa caffeine làm tăng sản xuất nước tiểu, từ đó giảm lượng chất lỏng trong cơ thể. PGS.BS y học lâm sàng Raj Dasgupta (Đại học Nam California, Mỹ) cho biết, đồ uống này có thể làm bạn mất nước và làm các triệu chứng trở nên tệ hơn khi bạn bị ốm.
Khi bị cảm lạnh hay cảm cúm, bạn thường gặp các triệu chứng như đổ mồ hôi, nôn và tiêu chảy. Tình trạng này đều làm tăng nguy cơ mất nước. Thiếu nước có thể làm hạ huyết áp và ngăn máu đến tim và các cơ quan quan trọng khác. Uống đủ nước giúp bổ sung lượng chất lỏng mà cơ thể đã mất khi bị ốm, cải thiện các triệu chứng và giúp bạn cảm thấy dễ dịu hơn.
Bên cạnh tác dụng phụ là đặc tính khử nước, theo PGS.BS Dasgupta, uống cà phê cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tăng thêm các triệu chứng viêm dạ dày và trào ngược acid.
Ngoài ra, caffeine cũng có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Khi bị ốm, đặc biệt là khi nhiễm virus, cơ thể cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ ngon hơn để rút ngắn thời gian hồi phục. Khả năng kích thích của caffeine có thể khiến bạn tỉnh táo và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Một số lợi ích sức khỏe của uống cà phê khi bị ốm
Mặc dù có tác dụng phụ, nhưng cũng không thể phủ nhận một số lợi ích của cà phê. Cà phê giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp chống lại stress oxy hóa trong cơ thể và hỗ trợ tăng cường miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Tác dụng kích thích của caffeine cũng có lợi với một số trường hợp bạn đang có công việc không thể trì hoãn khi bị ốm. Lúc này, một lượng nhỏ caffeine có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung.
Hơn nữa, so với uống nước tăng lực, thì uống một tách cà phê khi bị ốm sẽ tốt hơn. Do nước tăng lực thường có nhiều caffeine hơn một tách cà phê và không chứa chất chống oxy hóa như cà phê. Với một số người vốn đã quen uống cà phê hàng ngày, việc ngừng uống khi bị ốm là điều không dễ dàng, thậm chí gây khó chịu.
Không cần phải ngừng uống cà phê hoàn toàn khi đang ốm
Việc có nên uống cà phê khi bị ốm hay không tùy thuộc vào cá nhân và một số yếu tố như tình trạng sức khỏe, khả năng dung nạp caffeine và các loại thuốc đang dùng.
Nếu bị cảm lạnh nhẹ, bạn có thể uống cà phê bình thường. Tuy nhiên, nếu cơ thể đang mệt mỏi hơn, chẳng hạn như đang bị cúm, việc uống cà phê có thể làm bạn mất nước và làm tăng thêm các triệu chứng. Vì vậy, bạn nên lắng nghe cơ thể mình để có lựa chọn đồ uống phù hợp. Nếu thấy các triệu chứng gia tăng, hoặc thấy mệt hơn sau uống cà phê, tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn. Ngược lại, nếu không gặp tác dụng phụ nào sau dùng một lượng nhỏ cà phê, bạn có thể uống 1 tách mỗi ngày.
Bình luận của bạn