Bị cúm hoặc cảm lạnh nên ăn gì để nhanh khỏe?

Ăn uống thế nào để nhanh khỏi ốm?

Đề phòng cảm lạnh khi dầm mưa

Tại sao xảy ra cơn ho kéo dài sau khi bị cảm lạnh?

Có nên tập thể dục khi bị cảm lạnh?

5 cách tăng cường khả năng miễn dịch trong mùa cảm lạnh và cúm

Dinh dưỡng có vai trò thế nào khi bị ốm?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Bill Bradley (tại Massachusetts, Mỹ) và là đồng tác giả cuốn sách "Foods of Crete: Traditional Recipes from the Healthiest People in the World" (Ẩm thực Crete: Công thức nấu ăn truyền thống từ những người khỏe mạnh nhất thế giới), "Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng khi bạn bị ốm. Cơ thể cần đủ năng lượng, các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác để hỗ trợ chức năng miễn dịch, sửa chữa các mô và duy trì các chức năng sinh lý bình thường".

Chế độ ăn uống kém (thiếu đa dạng thực phẩm, nhiều đường tinh luyện và thịt đỏ trong khi ít trái cây và rau củ) có thể tác động tiêu cực đến chức năng miễn dịch bằng cách phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến viêm mạn tính và ức chế khả năng miễn dịch. Đặc biệt, vitamin C, vitamin D, kẽm, selen, sắt và protein rất quan trọng cho sự phát triển và chức năng của các tế bào miễn dịch.

Chế độ ăn uống cân bằng gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất, kết hợp với lối sống lành mạnh như ngủ đủ giấc, tập thể dục và ít căng thẳng sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật hiệu quả nhất.

Những thực phẩm tốt nên ăn khi bị cúm hoặc cảm lạnh

Theo giáo sư, chuyên gia dinh dưỡng Emma Laing (tại Đại học Georgia, Mỹ), "Không có một thực phẩm hoặc chất bổ sung nào giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tật do vi khuẩn, virus và các tác nhân khác gây ra. Tuy nhiên, ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng lại có thể giúp giảm viêm và tăng hoạt động chống oxy hóa giúp nâng cao miễn dịch để có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tật". Dưới đây là các thực phẩm hàng đầu được các chuyên gia gợi ý nên ăn khi bị cúm hoặc cảm lạnh:

Món soup nóng

Các món soup như soup gà vừa cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết vừa bổ sung nước, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu dễ dàng hơn. Các dưỡng chất trong soup gà như protein và kẽm đều hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Việc nhấm nháp chất lỏng nóng có tác dụng làm ấm và làm dịu. Đặc biệt, hơi ẩm và độ ẩm khi hít hơi nước nóng có thể làm dịu tạm thời màng nhầy trong mũi.

Trái cây họ cam quýt

GS Laing khuyên bạn nên ăn nhiều trái cây họ cam quýt như cam, bưởi và chanh vì giàu vitamin C. Vitamin C không chỉ giúp trung hòa các gốc tự do có hại mà còn đóng vai trò trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch. Ngoài ra, việc tăng lượng vitamin C hấp thu có thể rút ngắn thời gian của các triệu chứng và bảo vệ khỏi các loại nhiễm trùng khác, chẳng hạn như viêm phổi.

Chuối

Chuối giúp bổ sung chất điện giải bị mất khi sốt, mất nước, khi tiêu chảy hoặc nôn

Chuối giúp bổ sung chất điện giải bị mất khi sốt, mất nước, khi tiêu chảy hoặc nôn

Theo chuyên gia dinh dưỡng Bradley, chuối dễ tiêu hóa và giàu kali, đặc biệt có lợi để giúp bổ sung chất điện giải nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn. Thậm chí, với trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp, ăn chuối xanh nấu chín giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy, ít phải nhập viện và hồi phục sớm, đồng thời giảm 40% các đợt bị tiêu chảy trong tương lai.

Gừng

Cũng theo chuyên gia dinh dưỡng Bradley, gừng có thể giúp giảm buồn nôn và làm dịu cơn đau dạ dày. Nhấm nháp trà gừng hoặc nước ngọt có gas hương gừng là những cách dễ dàng để hấp thu gừng.

Rau bina (rau chân vịt hoặc cải bó xôi)

Rau bina cung cấp các vitamin chống oxy hóa như vitamin A, C và E, đồng thời là nguồn cung cấp sắt dồi dào - khoáng chất quan trọng với chức năng miễn dịch. GS Laing khuyên nên kết hợp rau bina với thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu sắt.

Cơm hoặc bánh mỳ nướng

Cơm trắng và bánh mỳ nướng đều là thành phần chính của chế độ ăn BRAT gồm: chuối (banana), cơm (rice), táo (apple) và bánh mỳ nướng (toast). Các thực phẩm này có thể nhẹ nhàng cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa, được dung nạp tốt và giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy.

Sữa chua

Sữa chua giàu men vi sinh (probiotic) - lợi khuẩn hỗ trợ chức năng miễn dịch. Đặc biệt, men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính (gồm cảm lạnh và cúm). Một số loại sữa chua còn được bổ sung vitamin D, có lợi để tăng cường miễn dịch.

Nước

Nước, trà thảo mộc và dung dịch điện giải giúp ngăn ngừa mất nước. Tình trạng nôn, tiêu chảy hoặc đổ mồ hôi quá nhiều khi bị ốm đều có nguy cơ khiến cơ thể mất nước. Bù nước và dinh dưỡng hợp lý là hai biện pháp có tác động lớn nhất đến kết quả điều trị tiêu chảy ở trẻ em.

Thực phẩm cần tránh khi bị ốm

Một số thực phẩm có thể khiến các triệu chứng bệnh nặng thêm. Thực phẩm chiên hoặc nhiều dầu mỡ có thể khó tiêu và gây khó chịu ở dạ dày. Một số người cũng dễ bị kích ứng dạ dày nếu ăn thức ăn cay.

Khi bị ốm cũng nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường hoặc caffeine. Theo chuyên gia dinh dưỡng Bradley, thực phẩm nhiều đường thường thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu và thậm chí có thể ức chế chức năng miễn dịch; Thực phẩm nhiều caffeine góp phần gây mất nước và cản trở giấc ngủ, từ đó làm chậm quá trình phục hồi.

Ngoài ra, người ốm cũng nên hạn chế uổng rượu vì rượu có thể gây viêm, có hại cho vi khuẩn đường ruột và gây mất nước, khiến hệ miễn dịch kém hiệu quả hơn.

 
Nguyễn Thanh (Theo Forbes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng