6 biện pháp nâng cao sức đề kháng

Làm thế nào để tăng cường phản ứng miễn dịch và đạt được sức khỏe tối ưu?

Trẻ bị tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi?

Gia vị giúp tăng cường miễn dịch để phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm

6 thói quen trước khi ngủ của những người khỏe mạnh

Tầm quan trọng của bổ sung vitamin D khi trời trở lạnh

Hệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống, giúp giữ cho chúng ta khỏe mạnh khi tiếp xúc với mầm bệnh. Hệ miễn dịch là cơ chế phức tạp, liên quan đến nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô. Việc nâng cao chức năng miễn dịch, tăng sức đề kháng đòi hỏi bạn cần thực hiện các thói quen lành mạnh đều đặn:

Ăn đa dạng các thực phẩm dinh dưỡng

Theo GS.TS Nicolai Van Oers – khoa Miễn dịch học, Trung tâm Y tế Đại học Texas Southwestern (Mỹ), bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng theo hướng lành mạnh, ăn đa dạng rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch.

Có tới 80% tế bào miễn dịch có mặt tại đường ruột. Vì vậy, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu để cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa cho sức đề kháng khỏe mạnh.

Nghỉ ngơi khi cần

Giấc ngủ là chìa khóa cho sức đề kháng tối ưu. Khi bạn ngủ đủ 7-9 tiếng/đêm, cơ thể sẽ tiết ra các protein cytokine giúp duy trì, điều hòa chức năng miễn dịch. Đây cũng là lý do bạn thường buồn ngủ và ngủ nhiều hơn mỗi khi cơ thể phải chống chọi với mầm bệnh (như cảm lạnh, cảm cúm).   

Vận động đều đặn mỗi ngày

Tập thể dục thường xuyên, vừa phải có liên quan chặt chẽ đến phản ứng miễn dịch khỏe mạnh hơn

Tập thể dục thường xuyên, vừa phải có liên quan chặt chẽ đến phản ứng miễn dịch khỏe mạnh hơn

Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể sản sinh ra cytokine và lưu thông các tế bào bạch cầu lymphocyte tới khắp nơi trên cơ thể. Khi đó, chúng có thể nhận diện mầm bệnh và nhanh chóng “xử lý” các mối đe dọa với sức khỏe. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng giúp giảm stress, cải thiện chất lượng giấc ngủ và cải thiện sức đề kháng.

Giải tỏa căng thẳng

Stress cấp tính trong thời gian ngắn có thể tạo ra phản ứng viêm, tăng nồng độ cytokine giúp chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên, làm việc căng thẳng, ngủ không đủ giấc, stress kéo dài đều là những yếu tố làm suy giảm sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng.

Tiêm vaccine đúng lịch

Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng cần tiêm vaccine đều đặn. Một số mũi tiêm cần thiết gồm vaccine phòng cúm mùa, virus hợp bào hô hấpphế cầu. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để tiêm vaccine đúng lịch, giúp hệ miễn dịch ghi nhớ và sẵn sàng bảo vệ cơ thể trong mùa dịch.

Khám sức khỏe định kỳ

Việc thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi các chỉ số về máu giúp bác sĩ phát hiện sớm các dấu hiệu suy giảm miễn dịch: Suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý nền, lão hóa... Nếu bạn thiếu hụt vi chất cần thiết như vitamin D, bác sĩ có thể gợi ý bổ sung vi chất đường uống nhằm tối ưu sức đề kháng. 

 
Quỳnh Trang (Theo Self)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp