2023: Giải quyết dứt điểm những tồn tại của ngành Y tế

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ 4 bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ

Tại sao có người bị di chứng phổi dai dẳng sau mắc COVID-19 nặng?

Thắng dễ Myanmar, ĐT Việt Nam tự tin đấu Indonesia ở bán kết

Tiếp tục phát hiện vi phạm quảng cáo trên Shopee

102 cơ sở bị đình chỉ và khởi tố 23 vụ vi phạm về ATTP trong năm 2022

Những năm trở lại đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm vừa qua và triển khai nhiệm vụ năm tới. Dự Hội nghị của Chính phủ với các địa phương vừa diễn ra (ngày 3/1/2023), Tổng Bí thư đã đúc rút bổ sung thêm một bài học kinh nghiệm - bài học thứ tư - cho công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Phát biểu tại Hội nghị năm nay, Tổng Bí thư chỉ đạo, cùng với việc tiếp tục kế thừa, phát huy 3 bài học đã được rút ra tại các Hội nghị trước, đó là:

(1) Kế thừa, phát huy những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua hơn 35 năm đổi mới và những kết quả toàn diện đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

(2) Tăng cường sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta theo tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt". Cả hệ thống chính trị, bao gồm các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể kiên quyết, kiên trì đổi mới sáng tạo, phối hợp, kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ, bài bản hơn nữa trong việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc phát huy đầy đủ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của Nhân dân; giải quyết kịp thời, đúng đắn, sát hợp và có hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là các vấn đề quan trọng, nhạy cảm, bức xúc xã hội.

(3) Tranh thủ được sự đồng thuận, đồng tình, ủng hộ, cổ vũ, động viên, góp ý kịp thời của cán bộ, đảng viên, các đồng chí lão thành, các tầng lớp nhân dân, các cơ quan thông tin, báo chí,... tạo nên sức mạnh tổng hợp, sự đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

img4363-1672714355917641407821-1672715726050-1672715726541933395693

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng Bí thư bổ sung thêm bài học mới, cụ thể của năm nay, tạm gọi là bài học thứ 4: Nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo; chủ động, nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình; kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề; làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; thích ứng linh hoạt với các tình huống mới phát sinh. Chú trọng hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tranh thủ mọi thời cơ để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn. Kịp thời phát hiện và có chủ trương, biện pháp phù hợp kiên quyết khắc phục những khó khăn, những việc khó, việc mới.

Nghị quyết dự thảo của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 xác định chủ đề điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả". Dự thảo nêu 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành, 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu với 142 nhiệm vụ cụ thể. Trong đó xác định giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế. Nâng cao năng lực hệ thống, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng; nâng cao năng lực điều trị của tất cả các tuyến.

Trên tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư khi nêu ra bài học kinh nghiệm thứ tư, trong đó có việc kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề; làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực, Chính phủ đặt ra các trọng tâm chỉ đạo điều hành và các nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cho năm 2023. Trong đó, đối với lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Chính phủ xác định tiếp tục tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh. Tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh, không để dịch chồng dịch.

Chủ động phương án ứng phó với các tình huống dịch bệnh mới có thể xảy ra. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài về tài chính, chuyên môn kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế. Nâng cao năng lực hệ thống, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng; nâng cao năng lực điều trị của tất cả các tuyến.

Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế, giá dịch vụ y tế. Quan tâm thúc đẩy phát triển các bệnh viện, cơ sở y tế khu vực ngoài nhà nước. Hoàn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Đánh giá về kết quả công tác năm 2022 vừa qua, Chính phủ nhìn nhận đã kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát tình hình thực tiễn để chủ động có biện pháp phù hợp phòng, chống dịch theo phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19". Chiến dịch tiêm chủng vaccine được tập trung triển khai, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả; nâng cao năng lực điều trị, giảm tối đa các ca bệnh chuyển nặng và tử vong; kịp thời điều chỉnh các biện pháp quản lý, phòng, chống dịch cho phù hợp thực tế.

Năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng tiếp tục được tăng cường; thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; khẩn trương rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm xử lý nhanh nhất các vướng mắc, tạo điều kiện cho công tác mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

 
Diệu Vi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý