3 bệnh nam giới dễ mắc hơn nữ giới

Nam giới có nguy cơ bị tăng huyết áp, đái tháo đường và HIV/AIDS cao hơn nữ giới

Bị xơ vữa động mạch vành kèm đái tháo đường: Nên ăn gì mới tốt?

Chăm sóc da mặt "ma cà rồng" liên quan đến các trường hợp lây nhiễm HIV

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu: Tăng huyết áp, đừng vội hoảng

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu sức khỏe ở 200 quốc gia, vùng lãnh thổ dựa trên giới tính, độ tuổi khác nhau của những người gặp mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường (tiểu đường) và HIV/AIDS. Nghiên cứu phát hiện, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn so với nữ giới. Ở một số quốc gia, nam giới ít có khả năng tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tuân thủ điều trị bệnh.

Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy các chuyên gia y tế công cộng cần xây dựng các chiến lược để khuyến khích nam giới tham vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Giáo sư Kent Buse, Giám đốc điều hành của Global 50/50 cho biết: “Chúng tôi từ lâu đã ủng hộ những lợi ích của việc công bố dữ liệu phân tích theo giới tính. Điều này có thể giúp định hình lại hệ thống y tế công bằng cho tất cả mọi người”.

Theo tác giả chính của nghiên cứu Angela Chang, sự khác biệt về giới tính tồn tại ở hầu hết mọi điểm trên con đường sức khỏe, từ tỷ lệ hút thuốc cao hơn ở nam giới đến tỷ lệ béo phì cao hơn ở phụ nữ, nhưng các biện pháp can thiệp hiếm khi phản ánh điều này. Nếu không có dữ liệu phân tích theo giới tính, chúng ta sẽ không biết được ai đang bị bỏ sót trong công tác phòng ngừa, chẩn đoán và chăm sóc.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường. Tình trạng này có thể dẫn dến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được kiểm soát, bao gồm đau tim và đột quỵ.

Tăng huyết áp có thể do sự kết hợp của nhiều yếu tố như di truyền, lối sống không lành mạnh và các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, cách hiệu quả quả để xác định bạn có thể bị tăng huyết áp không là thông qua xét nghiệm huyết áp hoặc sử dụng máy đo huyết áp tại nhà.

Một số lời khuyên có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp cao gồm:

- Giảm muối: Người trưởng thành được khuyến cáo nên hạn chế lượng muối ở mức 6gr mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê) để tránh hậu quả về sức khỏe bao gồm cả tăng huyết áp.

- Cắt giảm rượu: Uống quá nhiều rượu có thể làm hẹp mạch máu, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Các hướng dẫn khuyên mọi người không nên uống quá 14 đơn vị rượu mỗi tuần, tương đương với 6 ly rượu vang vừa (175ml) hoặc 6 lon bia.

- Thường xuyên hoạt động thể chất: Tập thể dục tốt cho tim và mạch máu. Mặc dù hướng dẫn khuyến nghị nên hoạt động 150 phút mỗi tuần, nhưng nếu hiện tại bạn không có thời gian vận động nhiều thì chỉ cần đi bộ đến cửa hàng, nơi làm mỗi ngày cũng mang lại lợi ích sức khỏe.

- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Thói quen xấu này có thể làm cho động mạch dính và hẹp lại, gây tắc nghẽn.

- Bỏ cà phê: Caffeine có thể khiến huyết áp của bạn tăng đột ngột trong thời gian ngắn - ngay cả khi bạn không bị tăng huyết áp. Do đó, việc cắt giảm cà phê được khuyến cáo là một lời khuyên về lối sống cho những người bị tăng huyết áp.

- Giảm cân: Tình trạng thừa cân khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, điều này có thể làm tăng huyết áp.

Đái tháo đường

Đái tháo đường (hay tiểu đường) là một rối loạn chuyển hóa mạn tính đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Những dấu hiệu phổ biến của bệnh như khát nước nhiều, đi tiểu thường xuyên, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, mờ mắt, vết thương chậm lành, đói nhiều hơn…

Bệnh đái tháo đường type 2 là dạng phổ biến nhất, thường liên quan đến các yếu tố lối sống (béo phì, ít vận động); Di truyền và tuổi tác.

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Theo Diabetes UK, một số thay đổi trong chế độ ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2:

- Chọn đồ uống không thêm đường, tránh xa đồ uống có gas, nước tăng lực.

- Ăn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, mì ống nguyên cám, bột mì nguyên cám, yến mạch thay vì carbohydrate tinh chế.

- Giảm lượng thịt đỏ và thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, giăm bông, xúc xích, thịt bò, thịt cừu…

- Ăn nhiều trái cây (gồm táo, nho, quả mọng) và rau củ (rau bina, cải xoăn, cải arugula).

- Ăn sữa chua và phô mai không đường.

- Hạn chế uống rượu.

- Bổ sung chất béo lành mạnh có trong các loại hạt, quả bơ, dầu olive.

- Cắt giảm muối.

HIV/AIDS

Ở Anh, hầu hết các trường hợp nhiễm HIV là do quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh mà không sử dụng bao cao su. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, một số bệnh ung thư, cũng như các vấn đề về thần kinh.

Theo Dịch vụ y tế Quốc gia (NHS), hầu hết những người bị nhiễm HIV đều trải qua một cơn bệnh ngắn giống như cúm xảy ra từ 2-6 tuần sau khi nhiễm bệnh. Sau đó, HIV có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm.

Các triệu chứng phổ biến nhất là sốt, đau họng và phát ban trên cơ thể. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể gặp bao gồm mệt mỏi, đau khớp, đau cơ và sưng tuyến. Thực tế, những triệu chứng này có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Nhưng nếu bạn nghi ngờ mình có nguy cơ nhiễm HIV hãy đi xét nghiệm ngay để được các bác sĩ hướng dẫn phương pháp can thiệp kịp thời (nếu cần).

 
Lê Tuyết (Theo The Sun)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp