3 thành phần trong son dưỡng gây hại nhiều hơn lợi

Một số loại son dưỡng môi có thể gây kích ứng da

Tự làm son dưỡng mướt môi bằng sáp ong

Cẩn thận ung thư vì son dưỡng môi, son bóng!

Tự làm son dưỡng môi bằng dầu dừa

Làm son môi bằng hoa dâm bụt

Điều quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm khi mua một loại son dưỡng môi nào đó là đọc kỹ và tìm hiểu về các thành phần dưỡng ẩm và chống thấm được sử dụng, theo bác sỹ Diane Madfes – phát ngôn viên của Học viện Da liễu Mỹ.

Thông thường, nhiệt độ của đôi môi có thể làm tan lớp son dưỡng, từ đó giúp môi hấp thụ các thành phần dưỡng ẩm. Các thành phần chống thấm cũng có thể bao phủ môi, tạo thành lớp bảo vệ. “Lớp này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước do bốc hơi cũng như không thấm nước”.

Bác sỹ Madfes cũng khuyến khích mọi người nên chọn những sản phẩm có chứa thành phần dưỡng ẩm như bơ hạt mỡ (shea butter), tinh dầu hoa anh thảo (evening primrose oil) và thành phần chống thấm như sáp ong.

Nên chọn những loại son có thành phần bơ hạt mỡ

Một điều quan trọng cần lưu ý là son dưỡng nên có chỉ số chống nắng SPF. “Mọi người thường quên chống nắng cho đôi môi. Một số thành phần như kẽm oxide có thể lưu lại trên đôi môi và ngăn chặn các tia có hại.

Nếu son dưỡng môi của bạn không có công dụng chống nắng, bạn nên thoa một lớp kem chống nắng lên trên lớp son dưỡng môi.

Ngoài ra, để giữ cho đôi môi luôn mịn màng, bạn nên chú ý kiểm tra thành phần son dưỡng và tránh các thành phần có thể gây kích ứng da như sau:

1. Thành phần tạo hương thơm

“Nhiều người bị dị ứng với thành phần tạo hương thơm trong son dưỡng”, BS Madfes cho hay. Cinnamate – thành phần chính của tinh dầu quế thường được sử dụng để tạo mùi thơm và chống nắng là một trong những thành phần phổ biến nhất gây kích ứng.

2. Phenol hoặc menthol (tinh dầu bạc hà)

Những thành phần này có thể mang đến cảm giác mát ngay lập tức, song theo bác sỹ Lauren E. Ploch - Học viện Da liễu Mỹ, “nên tránh những sản phẩm son dưỡng môi chứa phenol hoặc/và methol vì chúng có thể dẫn đến sưng tấy và khiến đôi môi trở nên nhạy cảm hơn”.  

3. Vitamin E

Theo đánh giá của Mayo Clinic Arizona, các trường hợp dị ứng với vitamin E rất hiếm gặp. Song, theo nhiều chuyên gia da liễu, một số bệnh nhân có thể có phản ứng dị ứng với kem bôi vitamin E. Bác sỹ Ploch khuyên mọi người không phải lúc nào cũng sử dụng vitamin E để dưỡng môi.

Đôi khi, vitamin E có thể gây dị ứng 

Có thể thay vitamin E bằng sáp ong – vừa dưỡng ẩm tốt, vừa không gây kích ứng da.

Hoài Thương H+ (Theo Womenshealthmag.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp