Ăn nhiều vẫn đói có thể là do ăn sai cách.
Trẻ bị tăng động nên ăn uống như thế nào?
Người bị loãng xương nên ăn uống như thế nào?
Liệu bạn có đang bị rối loạn ăn uống?
Sợ ăn uống, cỗ bàn chỉ vì căn bệnh khó nói!
Trước hết, cơ thể con người thường diễn ra quá trình trao đổi chất, với tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR - Basal Metabolic Rate). Vậy BMR cụ thể là gì? Đó chính là lượng calo cần thiết mà cơ thể cần để duy trì những hoạt động hàng ngày như: thở, tuần hoàn máu, kiểm soát nhiệt độ, tăng trưởng tế bào… Khi chỉ số BMR ổn định, điều đó chứng minh tình trạng cơ thể của bạn khỏe mạnh, không bị béo lên hay gầy đi.
Khi ăn nhiều mà vẫn đói, không ít người cho rằng chỉ số BMR đã bị xáo trộn, khiến sự trao đổi chất tăng lên nhanh chóng. Nhưng ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Một trong những biểu hiện thường thấy nhất bắt gặp ở người bị bệnh đái tháo đường. Sự rối loạn bài tiết insulin làm lượng đường trong máu xuống nhanh chóng, các tế bào không được cung cấp đủ năng lượng dẫn đến tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn có cảm giác đói. Cho dù bạn tưởng đã nạp đủ năng lượng cần thiết nhưng vẫn phải ăn bù trong thời gian ngắn sau đó.
Ngoài ra, những người thường xuyên có thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng dễ gặp phải tình trạng này. Cụ thể, khi nạp vào cơ thể thức ăn chứa nhiều chất béo, hàm lượng đường cao (dễ thấy nhất ở thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ) rất nhanh đói trở lại. Những thực phẩm này mang đến sự thỏa mãn nhất thời nhưng lại khiến đường huyết bị hạ tiếp sau đó, dẫn đến vòng tuần hoàn ăn - đói - ăn…
Vậy bạn cần ăn gì để không nhanh bị đói?
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, ăn đúng cách, hạn chế thức ăn nhanh chế biến sẵn, bổ sung cho cơ thể đa dạng những thực phẩm mang đến cảm giác no lâu như rau củ, đậu nành, các loại hạt, khoai tây, cá, các sản phẩm chế biến từ sữa. Bên cạnh đó, cần hạn chế thói quen ăn món tráng miệng bởi chúng cũng có nguy cơ gây nghiện.
Ngoài ăn uống, cơ thể cũng cần bổ sung lượng nước thích hợp để quá trình trao đổi chất diễn ra được thuận lợi, đào thải các chất độc hại hiệu quả. Đôi khi, tình trạng cơ thể thiếu nước có thể khiến bạn hiểu lầm rằng đó là cảm giác đói ăn.
Hãy ăn uống khoa học để cơ thể luôn khỏe đẹp. Khi cơ thể mau đói, bạn nên chú ý xem xét lại cách chọn lựa thực phẩm lành mạnh hơn chứ đừng vội vàng sợ tăng cân mà hành hạ dạ dày nhé.
Bình luận của bạn