- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Bệnh Parkinson có thể xảy ra khi các tế bào sản sinh dopamine ngừng hoạt động hoặc chết đi
Các bài tập giúp người bệnh Parkinson cải thiện thăng bằng, tránh té ngã
Các bài tập tại nhà với ghế sofa cho người bệnh Parkinson
Gợi ý các bài tập giãn cơ tại nhà cho người bệnh Parkinson
Giảm run do rối loạn thần kinh thực vật nhờ sản phẩm thảo dược
Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh điều khiển chuyển động, cảm xúc của cơ thể. Việc thiếu hụt dopamine có thể gây ra các triệu chứng bệnh Parkinson như run tay chân, cứng cơ bắp, di chuyển chậm chạp, khiến người bệnh Parkinson hay thấy lo lắng, trầm cảm.
Theo GS.BS. Lynda Nwabuobi từ Viện Weill Cornell (Mỹ): “Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh Parkinson. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi biết bệnh Parkinson có thể xảy ra do sự tương tác giữa nhiều yếu tố như sự thoái hóa của não bộ, di truyền, môi trường sống”.
Dưới đây là các yếu tố nổi bật nhất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson:
Tuổi tác
GS.BS. Lynda Nwabuobi cho biết: “Tuổi tác không trực tiếp gây ra bệnh Parkinson, nhưng những người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn”. Nguyên nhân có thể do các tế bào não dần bị tổn thương (lão hóa) theo thời gian.
Người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn
Một nguyên nhân khác là quá trình biểu hiện gene (quá trình chuyển đổi thông tin di truyền chứa trong gene thành các kiểu hình có thể quan sát được) có thể thay đổi theo thời gian, từ đó gây ra những thay đổi trong hoạt động của tế bào, cuối cùng có thể dẫn tới bệnh Parkinson.
Thông thường, người bệnh Parkinson thường được chẩn đoán bệnh trong độ tuổi 60. Tuổi càng cao, khả năng mắc bệnh càng có xu hướng tăng lên. Dù vậy, vẫn có một tỷ lệ nhỏ (khoảng 4%) người được chẩn đoán bệnh sớm trước 50 tuổi. Những trường hợp này có nhiều khả năng liên quan tới yếu tố di truyền.
Di truyền
Theo Quỹ Bệnh Parkinson (Mỹ), yếu tố di truyền cũng có thể góp phần gây ra bệnh Parkinson trong khoảng từ 10 - 15% trường hợp. Tuy nhiên, do chưa có nhiều nghiên cứu về yếu tố di truyền với bệnh Parkinson, các chuyên gia vẫn chưa có được bức tranh hoàn chỉnh về vai trò của gene. GS.BS. Lynda Nwabuobi cho biết:” Nhiều đột biến gene đã được tìm thấy, nhưng đây mới chỉ là bề nổi của vấn đề”.
Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia (Mỹ) đã tìm ra mối liên hệ giữa yếu tố di truyền và bệnh Parkinson vào năm 1997. Theo đó, các đột biến tại SNCAgene (PARK 1) có thể tạo ra thể Lewy - các khối protein alpha-synuclein bất thường trong tế bào não của người bệnh Parkinson.
Đột biến GBA1 cũng có thể liên quan tới bệnh Parkinson. Thông thường, gene GBA1 tạo ra GCase, một loại protein có thể giúp cơ thể loại bỏ các tế bào không mong muốn. Tuy nhiên, khi GBA1 không còn hoạt động tốt, chúng có thể dẫn tới tình trạng tích tụ khối protein alpha-synuclein.
Vậy yếu tố di truyền có đồng nghĩa với việc bất cứ ai có bố/mẹ mắc bệnh Parkinson cũng sẽ mắc bệnh? Đột biến gene có thể đóng vai trò đáng kể khi nói tới nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, nếu bạn chủ động phòng ngừa, loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác (như yếu tố môi trường, lối sống), khả năng phát triển bệnh vẫn là rất thấp.
Môi trường và lối sống
Dù các chuyên gia chưa xác định được chính xác mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường và nguy cơ mắc bệnh Parkinson, nhưng đã có bằng chứng cho thấy các yếu tố môi trường (như nơi bạn sinh sống, môi trường làm việc…) có thế đóng vai trò trong quá trình tiến triển bệnh.
GS.BS. Lynda Nwabuobi cho biết: “Có một số chất độc (ví dụ như chất độc màu da cam), một số kim loại, thuốc diệt cỏ/diệt nấm (như paraquat) đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson”.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu xem liệu chấn thương sọ não hay các chấn động khác có thể dẫn tới bệnh Parkinson hay không. Theo đó, những cầu thủ, vận động viên (ví dụ điển hình như vận động viên quyền anh) từng bị chấn động nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson về lâu dài.
Vi Bùi H+ (Theo Health)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay
Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn cho người bị run chân tay, hỗ trợ giúp giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.
Sản phẩm phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở những người bị run vô căn, bệnh Parkinson, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.
Sử dụng Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn