7 lời khuyên giúp người bệnh Parkinson đi lại dễ dàng hơn

Có một vài “chiến lược” có thể giúp người bệnh Parkinson cải thiện dáng đi, đi lại dễ dàng hơn

Các bài tập tại nhà với ghế sofa cho người bệnh Parkinson

Gợi ý các bài tập giãn cơ tại nhà cho người bệnh Parkinson

Giảm run do rối loạn thần kinh thực vật nhờ sản phẩm thảo dược

Chia sẻ: Cách khắc phục run tay do bệnh tuyến giáp hiệu quả

Mới đây, các nhà khoa học từ Trung tâm Y tế Đại học Radboud (Hà Lan) đã tiến hành khảo sát mức độ phổ biến, cũng như hiệu quả của một vài lời khuyên giúp người bệnh Parkinson đi lại dễ dàng hơn.

Theo Anouk Tosserams, tác giả nghiên cứu: “Nhiều người bệnh Parkinson có thói quen đi vòng xa hơn mỗi khi cần rẽ trái/phải để giảm nguy cơ té ngã. Nhiều người khác lại có xu hướng đếm nhịp trong đầu mỗi khi bước đi, hoặc bắt chước dáng đi của người khác… Nhưng trên thực tế, vẫn còn rất nhiều người bệnh không biết đến các mẹo nhỏ này để áp dụng vào cuộc sống thường ngày”.

7 lời khuyên giúp người bệnh Parkinson đi lại dễ dàng hơn

Các nhà khoa học Hà Lan đã tổng hợp được 7 lời khuyên giúp cải thiện dáng đi, giúp người bệnh Parkinson đi lại dễ dàng hơn:

1. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: Việc sử dụng các tín hiệu thính giác, thị giác hoặc cảm giác (như dùng máy đếm nhịp, giày laser, các loại tất đặc biệt…) có thể giúp người bệnh Parkinson đi lại tự tin, dễ dàng hơn.

2. Tập trung vào dáng đi của một người khác, hoặc tự nhẩm đếm nhịp trong đầu khi bước đi.

Người bệnh Parkinson có thể cần dùng các thiết bị hỗ trợ, hoặc tự nhẩm đếm nhịp khi bước đi...

3. Đi vòng xa hơn mỗi khi cần rẽ, chú ý thay đổi trọng tâm của cơ thể khi bước đi hoặc dùng các dụng cụ hỗ trợ (như gậy chống, khung chống) khi đi bộ.

4. Thực hiện các kỹ thuật thư giãn.

5. Tự hình dung hành động khi bước đi hoặc quan sát người khác đi bộ và bắt chước dáng đi của họ.

6. Bạn có thể thử tập đi bộ giật lùi đôi chút để thấy dễ dàng hơn khi đi bộ như bình thường.

7. Với người bệnh Parkinson mới ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể cân nhắc đi xe đạp thay vì đi bộ để tránh tình trạng kéo, lết chân khi đi.

Khảo sát trải nghiệm từ người bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Hà Lan đã tiến hành khảo sát 4.324 người bệnh Parkinson, đặc biệt là những người đã bị thay đổi về dáng đi. Theo đó, có 52% số người tham gia khảo sát cho biết họ từng bị ngã ít nhất 1 lần trong vòng 1 năm trở lại đây; 35% cho biết dáng đi thay đổi có gây ra ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các công việc thường ngày.

Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng người bệnh Parkinson thường gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, cũng như hay gặp phải tình trạng cứng cơ bắp khi di chuyển. Điều này khiến họ có xu hướng đi loạng choạng, dễ bị té ngã. Đặc biệt, tình trạng cứng cơ bắp đột ngột khi đi thường xảy ra khi người bệnh thấy lo lắng, bị phân tâm (ví dụ như phải chú ý khi mang vác đồ vật trên tay).

Nghiên cứu cho thấy, nhiều người bệnh Parkinson thường xuyên sử dụng các lời khuyên trên để cải thiện dáng đi hoặc khả năng giữ thăng bằng khi đi. Tuy nhiên, đa số người bệnh không biết hết về cả 7 điều (chỉ có khoảng 4% quen thuộc với cả 7 lời khuyên này, trong khi trung bình mọi người chỉ biết tới 3).

Trong số những người tham gia khảo sát, có 23% chưa bao giờ thử bất kỳ lời khuyên nào, trong khi 17% chưa từng nghe tới chúng.  Những lời khuyên mà đa số mọi người đều thấy quen thuộc là lời khuyên số 1 (47%) và số 2 (45%). Trong khi đó, lời khuyên số 5 ít được mọi người biết tới nhất (với chỉ khoảng 14% từng nghe nói tới).

Vậy những lời khuyên trên có thực sự hiệu quả không?

Hầu hết những người tham gia nghiên cứu đã biết tới 1/7 lời khuyên trên đều đã thử và thấy chúng hữu ích. Dù vậy, một số người đánh giá lời khuyên số 1 ít hiệu quả hơn một chút so với các lời khuyên còn lại. Các tác giả nghiên cứu cũng gợi ý các lời khuyên từ 2 - 7 nên được ưu tiên hơn vì chúng không gây nhiều chú ý, giúp người bệnh Parkinson cảm thấy tự tin hơn khi đi lại.

Ngoài ra, hoàn cảnh thực tế cũng có tác động nhiều tới hiệu quả của các lời khuyên này. Theo đó, lời khuyên số 2 thường hiệu quả hơn khi người bệnh bắt đầu bước đi; Lời khuyên số 5 thường hiệu quả hơn khi người bệnh ở ngoài trời.

Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng người bệnh Parkinson nên biết tới cả 7 lời khuyên này để có thể chọn ra cách áp dụng phù hợp nhất cho chính mình.

Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay

Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn cho người bị run chân tay, hỗ trợ giúp giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. 

Sản phẩm phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở những người bị run vô căn, bệnh Parkinson, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh