Ăn trái cây mang lại nhiều loại ích cho sức khỏe
4 loại trái cây và rau củ nên ăn trong mùa Thu
Ăn trái cây khô đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
Chế độ ăn kiêng với trái cây có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
Trái cây giàu nước tăng cường sức khỏe như thế nào vào mùa Hè?
Lầm tưởng 1: Trái cây không tốt cho sức khỏe vì nó có đường
Theo chuyên gia dinh dưỡng Jamie Nadeau, trái cây là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh nhất có thể đưa vào chế độ ăn hàng ngày. Đường tự nhiên (đường fructose) trong trái cây khác với đường được bổ sung vào thực phẩm. Loại đường này vô hại với cơ thể con người nếu ăn với số lượng hợp lý.
Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư.
Bên cạnh đó, trái cây còn là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, hỗ trợ sức khỏe đường ruột, giúp giảm cholesterol, kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe xương. Trong một nghiên cứu mới đây cho thấy, chất xơ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ và kiểm soát các rối loạn tâm trạng, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu.
Lầm tưởng 2: Trái cây đóng hộp ít dinh dưỡng hơn trái cây tươi hoặc đông lạnh
Nhiều người thường cho rằng, trái cây đóng hộp thường ít dinh dưỡng hơn trái cây tươi. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy trái cây đóng hộp, đông lạnh và tươi đều giữ được hàm lượng dinh dưỡng tương tự nhau. Ngoài những lợi ích về sức khỏe, trái cây đóng hộp và đông lạnh thường có giá cả phải chăng và có thời hạn sử dụng lâu hơn.
Lầm tưởng 3: Nên ăn trái cây khi bụng đói
Bạn không cần phải ăn trái cây khi bụng đói hoặc vào một thời điểm cụ thể trong ngày mới nhận được tất cả lợi ích của nó. Cơ thể con người luôn sẵn sàng hoạt động ngay khi thức ăn được đưa vào cơ thể, bất kể thời gian nào trong ngày. Kết hợp trái cây với các thực phẩm khác, như protein và chất béo lành mạnh, có thể giúp ổn định lượng đường trong máu và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Do đó, cho dù ăn trái cây ngay từ sáng sớm hay sau bữa tối như một món tráng miệng, bạn vẫn sẽ nhận được tối ưu lợi ích.
Lầm tưởng 4: Không ăn trái cây nêu bạn bị đái tháo đường
Theo chuyên gia dinh dưỡng Lisa Andrews, những người bị đái tháo đường vẫn có thể thưởng thức hầu hết các loại trái cây. Tuy nhiên, nên kiểm soát ăn từ 200-250gr trái cây tươi mỗi ngày.
Trái cây chứa chất xơ và chất chống oxy hóa (như polyphenol và flavonoid), có thể giúp làm giảm các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường. Polyphenol có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm, chống ung thư và chống oxy hóa mạnh mẽ. Trong khi đó, flavonoid có liên quan đến chỉ số hemoglobin A1c thấp hơn. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc tăng cường các loại trái cây giàu flavonoid trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh võng mạc (biến chứng về thị lực liên quan đến bệnh đái tháo đường) tới 30%.
Bình luận của bạn