5 bài tập yoga tốt cho người bệnh đái tháo đường

Một số bài tập yoga giúp đường đái tháo đường (tiểu đường) kiểm soát đường huyết

5 tư thế yoga giúp giảm mỡ máu cao

4 động tác yoga giúp tăng cường sức khỏe trái tim

3 tư thế yoga đơn giản làm ấm cơ thể mùa lạnh

8 bài tập yoga giúp ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

1. Tư thế gác chân lên tường (Legs-Up-the-Wall-Pose)

Đây là một bài tập thư giãn nhẹ nhàng giúp bạn kiểm soát mức độ căng thẳng. Nó giữ cho huyết áp và lượng đường trong máu ở mức ổn định. Ngoài ra, tư thế này cũng có thể giúp giảm đau đầu, tăng cường năng lượng và tuần hoàn máu.

yoga 1

Cách thực hiện:

- Nằm thoải mái trên thảm tập yoga, đặt 2 chân lên tường sao cho cơ thể tạo thành 1 góc 90 độ.

- Cố gắng để mông áp sát vào tường càng nhiều càng tốt, sau đó thư giãn cổ và cằm.

- Dang rộng 2 tay sang 2 bên sao cho lòng bàn tay hướng lên trên. Bạn giữ tư thế này từ 5 đến 15 phút, sau đó thả lỏng cơ thể dần hạ 2 chân xuống.

2. Tư thế góc cố định nằm ngửa (Reclining bound angle pose)

Đây là một tư thế phục hồi giúp làm dịu hệ thần kinh của bạn. Tư thế này cũng có thế hỗ trợ giảm mức độ căng thẳng, hạ huyết áp và lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó cũng được cho là có tác dụng kích thích các cơ quan trong bụng, bàng quang và thận.

1.2

Cách thực hiện:

- Bạn ở tư thế ngồi, đưa 2 lòng bàn chân quay lại với nhau. Hai đầu gối hướng ra 2 bên. Giữ thẳng lưng.

- Từ từ ngả người ra phía sau cho đến khi lưng phẳng trên sàn. Thư giãn vùng xung quanh hông của bạn.

- Đặt tay lên trên đầu như hình mình họa trên. Lưu ý giữ 2 đầu gối vẫn hướng ra 2 bên, lòng bàn chân vẫn áp vào nhau. Giữ nguyên tư thế này trong tối đa 10 phút. Sau đó từ từ ngồi lên, quay trở lại vị trí ban đầu.

3. Tư thế ngồi gập người phía trước (Seated forward bend)

Bài tập này giúp giảm cân và giữ huyết áp trong tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, nó cũng rất có ích trong việc cải thiện tình trạng đau đầu, mệt mỏi và lo âu.

1.3

Cách thực hiện:

- Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng phía trước.

- Hít sâu, duỗi toàn thân về phía trước, lõm phần lưng xuống, 2 bàn tay nắm lấy ngón chân cái, trán đặt lên đầu gối.

- Giữ yên tư thế trong khoảng 3 phút.

4. Tư thế cây nến (Supported shoulder stand)

Tư thế cây nến có tác dụng lên mọi cơ quan trong cơ thể và tăng cường hoạt động của tuyến giáp. Nó còn giúp đẩy lùi quá trình lão hóa hiệu quả.

1.4

Cách thực hiện:

- Bắt đầu ở tư thế nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, đặt gần nhau, 2 tay đặt xuôi theo 2 bên cơ thể.

- Nâng chân, mông và lưng lên bằng cách lấy vai làm trụ, chống tay sau lưng để tăng sức nâng đỡ cơ thể.

- Sau khi đã ổn định, bạn hãy khép 2 khuỷu tay lại, chống tay gần bả vai. Hạ 2 khuỷu tay xuống sàn và ép mạnh tay vào lưng để giữ thân và lưng thẳng. Dồn trọng lượng cơ thể vào vai và cánh tay trên, không dồn vào đầu và cổ.

- Giữ chặt chân, giơ 2 chân lên, duỗi thẳng, mũi bàn chân hướng lên trời. Giữ khoảng giữa cổ và mặt sàn, tuyệt đối không ép cổ xuống sàn.

- Giữ tư thế từ 30 - 60 giây, hít thở sâu.

5. Tư thế nằm xoay cột sống

1.5

Cách thực hiện:

- Nằm ngửa trên thảm tập, 2 tay dang rộng bằng vai, chân khép, mũi chân thẳng.

- Từ từ co chân phải lên sao cho mũi chân phải chạm đầu gối chân trái.

- Nhẹ nhàng vặn mình về phía bên trái đồng thời xoay đầu về phía bên phải.

- Cố gắng giữ cho phần bả vai không nhấc khỏi mặt sàn.

- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30s. Thực hiện tương tự với bên còn lại.

Một số bài tập yoga có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi tập bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc huấn luyện viên yoga về thời gian tập luyện, bài tập phù hợp nhất với thể trạng./

 
Lê Tuyết (Theo Times of India)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp