5 loại trái cây giúp giảm acid uric trong máu

Nồng độ acid uric trong máu cao có thể dẫn tới bệnh gout

Loại thuốc nào làm tăng nồng độ acid uric, dễ gây bệnh gout?

Acid uric trong máu: Thế nào là cao, điều trị ra sao?

Các biện pháp tự nhiên giúp giảm acid uric

Nồng độ acid uric cao có làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson?

Acid uric là một chất thải trong máu từ các tế bào chết và purine trong các thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Khi nồng độ acid uric tăng cao, thận không thể đào thải hết acid uric ra ngoài. Các tinh thể acid uric sẽ theo máu đi khắp cơ thể, bám dính vào các sụn khớp và mô cơ, có thể dẫn đến viêm khớp hoặc bệnh gout.

1. Cam và chanh

Vitamin C có nhiều trong cam và chanh giúp hòa tan các tinh thể acid uric dính vào khớp và loại bỏ chúng. Bạn cũng có thể dùng các loại trái cây giàu vitamin C khác như bưởi, quất. Các loại trái cây giàu vitamin C còn giúp bạn chống lại sự lão hóa.

Cam và chanh giàu vitamin C giúp hòa tan các tinh thể acid uric bám ở sụn khớp

2. Cherry

Cherry là trái cây theo mùa và không phổ biến ở một số quốc gia nhưng loại trái cây này rất tốt cho việc giảm acid uric và cholesterol. Chỉ cần ăn khoảng 10 quả cherry mỗi ngày, bạn có thể giảm lượng acid uric trong máu một cách hiệu quả. Bạn nên ăn cherry tươi, không cần qua chế biến để có hiệu quả tốt nhất cũng như hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng.

Ăn 10 quả cherry mỗi ngày giúp giảm acid uric và bổ sung nhiều dưỡng chất

3. Táo

Táo đỏ hay táo xanh đều có lợi trong việc giảm acid uric. Uống một ly nước ép táo mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Táo giàu vitamin C giúp giảm lượng acid uric hiệu quả

4. Mạn việt quất

Mạn việt quất là một trái cây hiếm nhưng được coi là một trong những loại trái cây có hiệu quả nhất trong việc giảm acid uric. Mạn việt quất có chứa nhiều vitamin C và anthocyanin, cả hai đều rất hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ acid uric. Uống một ly nước ép mạn việt quất sau bữa trưa là một lựa chọn tuyệt vời.

Mạn việt quất được đánh giá là hiệu quả nhất trong việc giảm acid uric trong máu

5. Dâu tây

Dâu tây rất giàu vitamin C và các dưỡng chất giúp hòa tan acid uric trong máu do thận không đào thải hết. Bạn có thể ăn dâu tây vào bữa sáng hoặc uống nước ép dâu tây. Lưu ý, bạn không nên thêm đường khi ăn dâu tây vì chúng có quá nhiều glucose có thể cản trở việc giảm acid uric trong máu.

Anh Tuấn H+ (Theo Steptohealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng