- Chuyên đề:
- Mẹo vặt hay
Nấu ăn tại nhà cần lưu ý gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm?
Vệ sinh nhà bếp nhanh gọn với baking soda
Mối nguy trong nhà bếp: Lọ gia vị
Hướng dẫn bảo quản để tỏi không mất đi hương vị
8 mẹo nhỏ giúp bạn có căn bếp sạch tinh
Nhồi nhét thực phẩm vào tủ lạnh
TS Ellen Shumaker – chuyên gia về thực phẩm, chủ nhiệm chương trình An toàn thực phẩm Cộng đồng tại Đại học Bang North Carolina (Mỹ) cho hay, bạn nên bỏ thói quen xếp đồ vào tủ lạnh theo kiểu "điền vào chỗ trống". Tại các nhà hàng ở Mỹ, đồ ăn, thực phẩm trong tủ lạnh cần được sắp xếp theo một quy tắc nhất định để tránh lây nhiễm chéo.
Ví dụ, đồ sống dễ chứa mầm bệnh gây vấn đề về tiêu hóa, cần được đặt ở những ngăn dưới, cách xa thực phẩm chín, có thể ăn liền. Bạn cũng nên dùng hộp đựng có nắp đậy phù hợp, đồng thời vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, không để bám bụi.
Không sắp xếp thực phẩm theo ngày
Các nhà hàng luôn áp dụng phương pháp sắp xếp thực phẩm: Đồ nào vào tủ trước thì cũng được sử dụng trước. Thứ tự này giúp bạn luôn tận dụng được tối đa hạn sử dụng của thực phẩm, tránh tình trạng hết hạn gây lãng phí. Ngoài ra, đồ ăn sắp "hết đát" lại được giấu ở đằng sau tủ lạnh cũng dễ bị bỏ quên.
Nếm đồ ăn bằng dụng cụ nấu
Nêm nếm gia vị là phần thú vị khi nấu nướng tại gia. Tuy nhiên, theo chuẩn an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, bạn cần dùng một dụng cụ riêng biệt, tránh để dính dịch tiết của mình vào thức ăn của cả gia đình.
Nguyên nhân là trong cơ thể người (đặc biệt là nước bọt, dịch vị) có sẵn một số mầm bệnh như tụ cầu vàng, HP… dễ gây vấn đề về tiêu hóa. Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên dùng thìa, đũa mới, lấy một lượng thực phẩm nhỏ đặt lên đĩa riêng trước khi nếm.
Rã đông thịt, cá ở nhiệt độ phòng
Rã đông thịt, cá sống ở nhiệt độ phòng có thể khiến vi khuẩn, mầm bệnh trong đó tăng lên nhanh chóng, khiến thực phẩm bị hỏng. Theo chuyên gia Shumaker, không nên bảo quản thực phẩm nhiệt độ trên 5 độ C, hoặc dưới 57 độ C (với đồ ăn nóng) quá 4 tiếng đồng hồ.
Tại các nhà hàng, quá trình rã đông được thực hiện nghiêm ngặt và theo dõi nhiệt độ liên tục. Bạn có thể chuyển thịt, cá, đồ đông lạnh xuống ngăn mát tủ lạnh từ đêm hôm trước và nấu vào ngày hôm sau.
Xếp chồng thớt lên nhau
Tại các nhà hàng, việc xếp chồng các loại thớt lên nhau, ngay cả khi bạn đã rửa sạch chúng, có thể vi phạm quy tắc an toàn thực phẩm. Các loại thớt cần được dựng đứng, tách rời nhau để có thể ráo nước hoàn toàn. Nếu bạn xếp chồng chúng lên nhau, độ ẩm còn lại sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi. Ngoài ra, bạn cũng cần tách riêng thớt dành để thái đồ sống, đồ chín, rau củ quả…
Lau khô bát đĩa với khăn vải
Khăn vải nếu không được giặt và phơi đều đặn có thể trở thành nơi cư trú của vô vàn mầm bệnh và vi khuẩn. Nếu bạn dùng một chiếc khăn trong bếp để lau khô dụng cụ nhà bếp, bạn đang tạo điều kiện cho mầm bệnh lây nhiễm trở lại bát đũa, thìa dĩa. Thay vào đó, các dụng cụ ăn uống, cắt thái nên được phơi khô tự nhiên hoàn toàn.
Cho thú cưng vào bếp khi bạn nấu ăn
Thú cưng, cả chó và mèo, đều mang theo lông, dịch tiết và nhiều mầm bệnh gây ra các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Bạn nên hạn chế cho thú cưng tham gia vào quá trình chế biến, nấu nướng trong nhà bếp. Nếu bạn cho phép chó mèo vào bếp, hãy nhớ rửa tay thật sạch sau khi vuốt ve chó mèo và trước khi chuẩn bị thức ăn.
Bình luận của bạn