Giữ đường ruột khỏe mạnh cũng là cách để phòng ngừa các viêm nhiễm phụ khoa
Cải thiện đường ruột sau khi uống kháng sinh
10 triệu chứng sức khỏe đường ruột kém
Bảo vệ đường ruột bằng 7 thói quen tốt mỗi buổi sáng
Triệu chứng nhiễm giun đường ruột ở người lớn
Mối quan hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ vi sinh âm đạo
Hệ miễn dịch đường ruột và âm đạo được kết nối với nhau. Trong đó, hệ vi sinh đường ruột giúp điều chỉnh hệ miễn dịch, có thể ảnh hưởng đến các phản ứng miễn dịch ở khu vực khác, trong đó có âm đạo. Khi sức khỏe đường ruột không ổn định (như sau ốm, sau khi uống nhiều rượu...) có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín.
Ngoài ra, đường ruột và âm đạo còn có thể "chia sẻ" vi khuẩn qua lại lẫn nhau. Vi khuẩn có thể di chuyển giữa 2 cơ quan này.
Dù hình thù hệ vi sinh đường ruột và âm đạo không giống nhau nhưng cũng có một số đặc điểm chung. Hệ vi sinh ở âm đạo được tạo thành từ hỗn hợp nhiều loại vi khuẩn, trong đó chủ yếu bởi các loài vi khuẩn lactobacillus - cũng được tìm thấy trong ruột. Lactobacillus tạo ra acid lactic, giúp giữ cho độ pH của âm đạo có tính acid hơn để tránh nhiễm trùng. Cân bằng lactobacillus hỗ trợ hệ vi sinh trong âm đạo phát triển bình thường.
Tại sao thuốc kháng sinh có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men?
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận loại kháng sinh nào sẽ tác động nhiều nhất đến hệ vi sinh âm đạo, nhưng nhìn chung, nguy cơ nhiễm trùng nấm men tăng lên sau khi điều trị bằng kháng sinh.
Nguyên nhân là thuốc kháng sinh tiêu diệt các loại vi khuẩn nói chung - gồm cả lợi và hại khuẩn. Đặc biệt là các loại kháng sinh phổ rộng, cho phép mầm bệnh có cơ hội phát triển quá mức và có khả năng dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo.
Ngoài ra, một hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có thể góp phần gây viêm toàn thân, ảnh hưởng gián tiếp đến hệ vi sinh âm đạo. Tình trạng viêm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có hại, dẫn đến nhiễm trùng nấm men và viêm âm đạo do vi khuẩn.
Sự thay đổi nội tiết tố
Thuốc kháng sinh không phải là yếu tố duy nhất có thể tiêu diệt hệ vi sinh trong âm đạo. Ngay cả sự căng thẳng, chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể tác động đến hệ vi sinh này.
Sự thay đổi của các hormone nội tiết tố cũng ảnh hưởng đến cả hệ vi sinh của đường ruột và âm đạo. Nồng độ hormone estrogen (thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh) tác động đến độ pH và chất dinh dưỡng có sẵn trong âm đạo, cũng có liên quan đến sự phát triển và thành phần của vi sinh vật âm đạo.
Những thay đổi nội tiết tố cũng tác động đến hệ vi sinh đường ruột, có khả năng ảnh hưởng đến môi trường vi sinh ở âm đạo thông qua tín hiệu nội tiết (endocrine) và trục ruột-não.
Nhìn chung, cần có nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này. Nhưng một điều chắc chắn là: Hệ vi sinh đường ruột cân bằng có thể hỗ trợ phản ứng miễn dịch khỏe mạnh, có khả năng góp phần tạo nên hệ vi sinh âm đạo cân bằng.
Làm thế nào để giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và âm đạo?
Chế độ ăn uống cân bằng
Bạn nên cung cấp đủ các nhóm thực phẩm khác nhau như protein, carbs, chất béo lành mạnh. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đường và thực phẩm ít chất xơ.
Men vi sinh
Men vi sinh chứa các vi sinh sống tốt cho sức khỏe đường ruột và âm đạo. Sữa chua là một trong những nguồn cung cấp men vi sinh tốt nhất. Ngoài ra bạn nên ăn thêm dưa bắp cải, sữa bơ, kim chi, trà kombucha...
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Mặc đồ lót thoáng khí, không mặc đồ ẩm ướt. Nhẹ nhàng làm sạch vùng kín hàng ngày bằng nước hoặc xà phòng dịu nhẹ không gây kích ứng. Luôn đi tiểu sau khi quan hệ tình dục, nếu sử dụng chất bôi trơn nên tìm hiểu sản phẩm có độ pH cân bằng.
Bình luận của bạn