6 cách kiểm tra sức khỏe đơn giản tại nhà

Bạn có thể tự kiểm tra sức khỏe tại nhà bằng các bài kiểm tra đơn giản

3 bài tập tốt cho người bị u xơ tử cung!

4 bài tập giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer ở người già

Các bài tập thể thao phù hợp với người bệnh Parkinson

4 bài tập nam giới nên áp dụng để cải thiện khả năng cương dương

1. Kiểm tra mắt

Hãy nhắm một mắt lại, sau đó nhìn vào hình phía trên. Bạn có thấy một số đường sáng hơn hay mờ hơn không? Nếu có, bạn có thể bị loạn thị. Tốt hơn hết, bạn nên đi khám nhãn khoa để biết chính xác tình trạng sức khỏe mắt của mình.

2. Kiểm tra sự dẻo dai

Để thực hiện bài kiểm tra này, bạn hãy ngồi duỗi thẳng 2 chân trên sàn nhà. Sau đó, cố chạm các ngón tay của mình vào đầu các ngón chân. Nếu bạn cảm thấy khó khăn hoặc không thể làm được điều này thì tốt nhất bạn nên đi tập yoga, pilates hoặc bơi lội để cải thiện tính linh hoạt của cơ thể, tránh việc để cơ thể bị suy yếu quá mức, đặc biệt là các khớp của bạn.

3. Đếm mạch đập

Ngồi thư giãn thật thoải mái trong vòng 5 phút, sau đó dùng 2 ngón tay trái để tìm mạch đập trên cổ tay phải giống như hình trên. Tiếp theo, bắt đầu bấm giờ và đếm số nhịp tim trong vòng 1 phút.

Nhịp tim từ 60 - 100 nhịp/phút được coi là bình thường đối với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi. Nếu nhịp tim của bạn nhiều hơn hoặc ít hơn khoảng này thì rất có thể bạn đang có vấn đề về huyết áp. Vì vậy, bạn nên đi khám để được khám và xác định nguyên nhân.

4. Kiểm tra ngón tay

Lấy một cốc nước lạnh, sau đó nhúng các đầu ngón tay của bạn vào trong đó khoảng 30 giây. Nếu các đầu ngón tay của bạn chuyển sang màu trắng hoặc màu xanh thì có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về lưu thông máu.

Giảm nhiệt độ quá nhanh (hoặc căng thẳng đột ngột) có thể gây ra sự co thắt của các mạch máu cung cấp máu cho ngón tay, ngón chân, mũi và tai, khiến các bộ phận này không nhận đủ lượng máu cần thiết và bị tê. Vì vậy, cần tránh việc thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.

5. Kiểm tra phù nề

Sử dụng ngón tay cái ấn mạnh vào mu bàn chân hoặc lòng bàn chân của bạn. Nếu sau khi bỏ ngón tay ra khoảng vài giây mà vẫn xuất hiện vết lõm trên da, thì có thể bạn đang bị phù nề chân. Bạn nên giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày và tránh ăn các sản phẩm chế biến sẵn.

6. Kiểm tra tuyến giáp

Đầu tiên, hãy nhắm mắt lại, xòe các ngón tay và đưa 2 bàn ra phía trước mặt. Sau đó, hãy nhờ người nào đó để một tờ giấy lên trên các ngón tay giống như hình trên. Nếu các ngón tay và tờ giấy bị rung lên, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề về nội tiết và tốt nhất bạn nên đi khám.

Mặc dù kết quả của các bài kiểm tra trên có thể không hoàn giúp bạn chẩn đoán được mình có mắc bệnh hay không. Tuy nhiên, nếu thấy bất kỳ triệu chứng gì giống như trên, bạn không nên bỏ qua chúng. Hãy đi khám để được bác sỹ chẩn đoán và có những tư vấn phù hợp với bạn.
Quang Tuấn H+ (Theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp