6 cách giữ "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến"

Hít thở sâu là cách đơn giản mà hiệu quả giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh

7 loại thức uống giúp bạn bình tĩnh trở lại

25 cách kiểm soát cơn tức giận: Bạn sẽ bình tĩnh lại ngay

Vì sao bạn mất bình tĩnh khi xung đột?

Bình tĩnh - Liều thuốc vàng cho sức khỏe

1. Hít thở sâu bằng cơ hoành

Các chuyên gia sức khỏe thường khuyến cáo hít thở sâu có thể giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh. Tuy nhiên cách thở quan trọng hơn là việc hít thở sâu.

Theo nghiên cứu, hít thở sâu bằng cơ hoành có thể giúp cơ thể thư giãn, nó giúp giảm nồng độ cortisol, từ đó giảm căng thẳng và tăng mức độ chú ý.

Hít thở sâu bằng cơ hoành yêu cầu người tập phình bụng ra thay vì căng lồng ngực trong khi hít vào. Có hai cách tập chủ yếu là tập thở khi nằm và tập thở khi ngồi. Bạn cần đặt tay lên bụng và ngực để đảm bảo sử dụng cơ hoành thay vì căng lồng ngực như khi hít thở bình thường. Đây là một bài tập không thực sự quen thuộc, yêu cầu người tập nên tập trong khi bình tĩnh để quen dần và có thể thực hiện trong khi lo lắng, buồn bã, căng thẳng để có thể lấy lại bình tĩnh.

2. Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su khi căng thẳng có thể giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhai kẹo cao su có thể giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần trong khi thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, làm việc dưới áp lực hay căng thẳng.

Nghiên cứu năm 2009 cho thấy những người nhai kẹo cao su có thể cải thiện tâm trạng tiêu cực của họ và tăng cảm giác bình tĩnh. Nghiên cứu gần đây năm 2016 cho thấy nhai kẹo cao su khi căng thẳng có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng trong công việc, giảm lo lắng và giảm các triệu chứng trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu chưa biết rõ cơ chế của nó tuy nhiên giả thuyết đưa ra có thể là do nhai kẹo cao sư giúp tăng lưu lượng máu đến não của chúng ta.

3. Ghi chép

Cảm giác tiêu cực thường tệ hơn khi chúng ra liên tục nghĩ về chúng, may mắn thay, việc viết chúng ra giấy có thể giúp bạn xử lý chúng dễ dàng hơn.

Một nghiên cứu yêu cầu một nhóm người viết về những chấn thương, cảm xúc, sự căng thẳng của họ trong khoảng 20 phút mỗi ngày. Và những người này cho biết họ cảm thấy họ có chiến lược đối phó tốt hơn với các vấn đề, khả năng giao tiếp và nhận thức của họ cũng được cải thiện rõ rệt.

Viết ra giấy hoặc sổ thì tốt hơn, tuy nhiên bạn vẫn có thể “note” lại trên điện thoại hoặc thiết bị di động của mình. Ví dụ, nếu bạn buồn bực về một ai đó, hãy viết cho họ một “lá thư” nhưng không gửi nó đi, điều này có thể giúp bạn làm rõ cảm xúc và vấn đề với người đó.

4. Nghe nhạc

Nghe nhạc có thể giúp giảm hormone cortisol, giảm căng thẳng, giúp bạn bình tĩnh trở lại

Nhiều người cho biết nghe nhạc giúp họ bình tĩnh khi bị căng thẳng hoặc buồn bã.

Theo một nghiên cứu, âm nhạc có hiệu quả trong việc giảm phản ứng tâm lý của một người đối với căng thẳng. Cơ thể có thể sản xuất ít hormone gây căng thẳng hơn và hệ thần kinh phục hồi nhanh chóng hơn sau khi căng thẳng.

5. Yoga

Tập yoga có lợi cho cả thể chất và tinh thần. Nó có thể giúp bạn giữ bình tĩnh bằng cách giảm căng thẳng, lo lắng, giảm các triệu chứng trầm cảm, giảm đau. Ngoài ra có còn tăng cường sức khỏe tổng thể bao gồm tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt, tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

6. Thiền

Khi bị căng thẳng, buồn bã, thiền có thể là biện pháp đơn giản giúp cải thiện tình trạng này. Nhiều nghiên cứu ủng hộ việc thiền nên là một phần của lối sống lành mạnh.

Một số biện pháp khác có thể giúp bạn lấy lại bình tĩnh bao gồm:

- Tạm thời tránh xa tình huống gây căng thẳng

- Hít thở không khí trong lành

- Đi dạo, chạy bộ

- Tạm dừng 5 phút trước khi giải quyết một vấn đề, tình huống khó khăn

Những biện pháp kể trên có thể không hiệu quả với mọi trường hợp, tuy nhiên những biện pháp này rất có thể sẽ giúp giảm căng thẳng và giúp bạn lấy lại được bình tĩnh.

Trịnh Tây H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp