Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ra đột quỵ não
150/90mmHg có được coi là tăng huyết áp?
Có thể kiểm soát tăng huyết áp bằng thảo dược?
Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp?
Muối có thực sự gây tăng huyết áp?
Cho đến nay, phương pháp hiệu quả nhất để giảm huyết áp là Giảm cân. Chỉ cần giảm được 10 pounds (khoảng 4,5 kg) có thể giúp giảm huyết áp của bạn.
Người thừa cân có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2 - 3 lần so với người bình thường
Đọc nhãn sản phẩm
Để hạn chế tăng huyết áp, người bệnh nên tạo thói quen đọc nhãn thực phẩm để kiểm tra lượng natri có trong đó. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, dưới đây là 6 thực phẩm nhiều muối mà bạn nên tránh:
- Bánh mì
- Thịt nguội
- Pizza
- Sandwich
- Thịt gia cầm
- Soup
Nên đọc kỹ nhãn hiệu thực phẩm để biết thức ăn mà bạn đang dùng chứa bao nhiêu natri
Tập thể dục
Nếu bị tăng huyết áp, bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày một tuần. Người bị tăng huyết áp nên tập một số bộ môn như khiêu vũ, đi xe đạp hoặc đi bộ nhanh...
Nâng tạ
Tập tạ không chỉ giúp giảm cân, giữ vóc dáng mà nó còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi già đi, bạn có xu hướng mất cơ bắp, đặc biệt là nếu bạn ít vận động.
Hạn chế uống rượu
Uống rượu làm tăng huyết áp, đặc biệt uống nhiều và uống lâu dài thì mức độ tăng huyết áp càng nặng.
Uống rượu có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt là uống nhiều
Giảm căng thẳng
Hormone cortisol có thể gây tăng huyết áp tạm thời. Ngoài ra, theo thời gian, stress có thể gây ra những thói quen không lành mạnh như ăn quá nhiều, chất lượng giấc ngủ kém và lạm dụng ma túy hay rượu bia... Những thói quen này khiến bạn dễ mắc bệnh tim mạch. Vì những lý do này, giảm stress là cách đơn giản giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Bình luận của bạn