6 mẹo kích thích tóc mọc tự nhiên và chắc khỏe

Cách giảm rụng tóc, kích thích tóc mọc và chắc khỏe trong mùa Đông

Cách tẩy tế bào chết da đầu cho mái tóc chắc khỏe

7 vitamin và khoáng chất giúp tóc chắc khỏe giảm gãy rụng

Top 5 trái cây giúp ngăn ngừa rụng tóc và khô da đầu

Cách khắc phục tóc khô xơ, hư tổn

Massage da đầu

Massage nhẹ nhàng da đầu giúp tăng lưu lượng máu đến chân tóc, đem theo các chất dinh dưỡng đến nang tóc nhanh hơn, từ đó giúp tóc chắc khỏe. Bạn có thể massage da đầu bất cứ khi nào, nên kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên để tăng cường lợi ích như tinh dầu hương thảo, dầu thầu dầu, gel nha đam, mật ong. Những nguyên liệu tự nhiên này cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho tóc, giúp tóc phát triển tốt, tăng cường sự chắc khỏe và khả năng phục hồi, thậm chí làm dày tóc. Để có hiệu quả tốt, bạn nên massage ít nhất 5-10 phút mỗi ngày, có thể thực hiện kết hợp trong khi đang gội đầu.

Làm mặt nạ dưỡng tóc từ trứng gà

Ủ tóc từ trứng và dầu olive cung cấp dưỡng chất kích thích tóc mọc chắc khỏe và phục hồi

Ủ tóc từ trứng và dầu olive cung cấp dưỡng chất kích thích tóc mọc chắc khỏe và phục hồi

Trứng chứa protein giúp tóc chắc khỏe và giúp bóng mượt. Trong trứng còn có vitamin E thiết yếu cho sự phát triển của tóc vì làm tăng lưu thông máu, tăng cường cung cấp oxy cho tóc và sửa chữa các nang tóc bị hư tổn. Bên cạnh protein và vitamin E, trứng cũng cung cấp các acid béo và các vitamin A, D và B12, khiến đây được cho là "siêu thực phẩm" cho tóc.

Để làm mặt nạ trứng, bạn đập 2 quả trứng, trộn với 2 thìa canh dầu olive. Thoa hỗn hợp lên tóc khô và để trong 30 phút. Sau đó dùng nước ấm và dầu gội thông thường để gội sạch. Với những người có mái tóc dễ bị bết dầu, nên thử dùng mật ong thay cho dầu olive. Đối với những người dễ bị tóc dầu, hãy thử dùng mật ong thay vì dầu olive.

Cắt tỉa tóc định kỳ

Việc cắt, tỉa tóc đều đặn cũng là cách giúp tóc phát triển khỏe mạnh. Tuy việc cắt tóc không giúp tóc mọc nhanh hơn nhưng giúp ngăn ngừa những phần tóc hư tổn có thể làm chậm hoặc ngăn cản quá trình phát triển của tóc. Do đó bạn nên chú ý đến phần ngọn tóc, cắt, tỉa định kỳ khoảng 3-4 lần/năm.

Hạn chế nhiệt và hóa chất

Hạn chế tiếp xúc với nhiệt để bảo vệ mái tóc của bạn

Hạn chế tiếp xúc với nhiệt để bảo vệ mái tóc của bạn

Gội đầu hàng ngày, dùng nhiệt để sấy khô tóc và tạo kiểu tóc, thường xuyên nhuộm tóc đều gây hại cho tóc. Bạn nên điều chỉnh những thói quen này dần dần. Hạn chế dần số lần gội xuống khoảng 2 lần/tuần giúp giảm lượng dầu tiết ra và cải thiện tình trạng tóc. Đồng thời sẽ hạn chế được số lần dùng nhiệt để sấy khô và cũng ít có xu hướng dùng các sản phẩm tạo kiểu tóc hơn. Bạn có thể dùng dầu gội khô như một "cứu tinh" tạm thời cho mái tóc bết mà chưa kịp gội. Nếu không thể ngưng đam mê nhuộm tóc, bạn nên chuyển sang nguyên liệu nhuộm có nguồn gốc tự nhiên thay vì hóa chất.

Bổ sung dinh dưỡng cho tóc

Ngoài ra, tóc cũng cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Dinh dưỡng hợp lý kích thích tóc mọc tự nhiên và chắc khỏe. Chế độ ăn uống nên gồm protein (có nhiều trong hạt, các loại đậu, thịt và cá), vitamin nhóm B (trứng, thịt gà, cá hồi, bột yến mạch, gạo lứt, rau lá xanh), sắt (thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu lăng, rau lá xanh, hạt bí ngô, mơ khô), vitamin C (trái cây họ cam quýt, ổi, đu đủ, việt quất, súp lơ xanh, khoai lang), vitamin E (hạnh nhân và các loại hạt khác, rau lá xanh), vitamin A (sữa, gan, lòng đỏ trứng, cà rốt).

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Trong nhiều trường hợp, tóc rụng, tóc xỉn màu và da đầu khô có liên quan đến tình trạng sức khỏe. Suy giáp, thiếu vitamin, căng thẳng và các bệnh tự miễn là những "thủ phạm phổ biến" gây rụng tóc. Bạn cũng có thể nhận thấy tóc mỏng đi nếu giảm cân đột ngột. Khi có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

 
Nguyễn Thanh (Theo MSN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp