6 thói quen phổ biến làm hỏng trái tim

Tim có thể bị hư hại nếu bạn có những thói quen không tốt

Đánh trống ngực sau khi ăn có phải bệnh tim mạch?

Chế độ ăn chất béo cho người bệnh tim mạch

Chế độ ăn rau củ quả và cá - Chìa khóa bảo vệ tim mạch

Muốn tim khỏe mạnh: Hãy tập yoga!

Trầm cảm là “bạn thân” của tim mạch

1. Ngồi nhiều trong tuần

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Circulation vào tháng 1/2014, những người ít hoặc không di chuyển (ngồi trên 5 giờ mỗi ngày) có tỷ lệ bị suy tim cao gấp đôi so với những người có lối sống tích cực vận động. Nếu công việc đòi hỏi bạn phải ngồi tại bàn làm việc cả ngày, hãy dành ra 5 phút đi bộ mỗi giờ để hệ thống tim mạch luôn khỏe mạnh và linh hoạt.

2. Hay uống rượu

Lạm dụng rượu có thể tác động tới sức khỏe tim mạch do làm tăng huyết áp, đột quỵ và béo phì. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA cho biết, uống nhiều rượu (nhiều hơn 2 ly một ngày đối với nam và 1 ly đối với nữ) có thể làm nhịp tim trở nên bất thường gây ra suy tim.

3. Thường xuyên gặp căng thẳng

Căng thẳng thường xuyên sẽ thúc đẩy cơ thể giải phóng adrenaline, làm bạn gia tăng nhịp tim và huyết áp. Theo thời gian, nó có thể gây tổn hại tới các mạch máu ở tim và làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Để giảm thiểu tác hại của sự căng thẳng, AHA khuyến cáo:

- Khi bị stress, hãy chia sẻ cảm xúc của bạn bằng cách nói chuyện với một người bạn đáng tin cậy hoặc các thành viên trong gia đình.

- Tham gia các hoạt động thể chất, chẳng hạn như tập thể dục cường độ vừa phải 30 phút hầu hết các ngày trong tuần có tác làm giảm căng thẳng tức thì.

- Lập kế hoạch thực hiện công việc từng ngày trong tuần để giảm bớt áp lực và cho ra hiệu suất làm việc hiệu quả hơn.

Ngồi nhiều trong ngày không có lợi cho sức khỏe 

 4. Không dùng chỉ nha khoa

Một nghiên cứu được công bố trong tháng 5/2014 trên Tạp chí Periodontal Research, vi khuẩn gây bệnh nướu răng cũng tác động tiêu cực không nhỏ tới sức khỏe tim mạch. Vì vậy, dùng chỉ nha khoa, đánh răng 2 lần mỗi ngày cũng có tác phòng ngừa các bệnh về tim.

 5. Ăn mặn

Ăn mặn có thể dẫn đến tăng huyết áp, một yếu tố góp phần thúc đẩy bệnh tim. Bên cạnh việc hạn chế nêm mặn trong thức ăn, Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn cũng cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm các loại rau, thịt, canh đóng hộp đông lạnh, khoai tây chiên và nhiều đồ ăn nhẹ khác. Luôn đọc nhãn dinh dưỡng và lựa chọn các sản phẩm có tỷ lệ phần trăm natri thấp nhất. Theo AHA, để đảm bảo sức khỏe, người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 1.500 mg natri mỗi ngày.

6. Thiếu ngủ

Hệ thống tim mạch sẽ không có được thời gian nghỉ ngơi cần thiết và dần dần bị suy yếu nếu bạn ngủ không đủ giấc. Mất ngủ mạn tính cũng có thể làm gia tăng mức cortisol và adrenaline, có tác hại tương đương khi bạn đang bị căng thẳng. Theo khuyến cáo, người trưởng thành cần 7 - 8 giờ ngủ mỗi đêm và thanh thiếu niên là từ 9 - 10 giờ.

Lưu ý:

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí British năm 2012, phải mất khoảng 66 ngày để một hành vi có thể trở thành thói quen của bạn. Vì vậy, bạn cần kiên nhẫn và làm theo các bước sau để thay đổi những lối sống có lợi cho sức khỏe tim mạch:

- Viết ra một danh sách các thay đổi và cách để có thể thực hiện nó.

- Thay đổi nào dễ thì làm trước.

- Khi đã đạt được điều thứ nhất, mới tiếp tục chuyển sang mục tiêu thứ 2. Làm điều này cho đến khi kết thúc danh sách.

- Nếu gặp trở ngại, luôn khích lệ bản thân phải cố gắng hơn nữa.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch