Một số loại dược phẩm có thể gây cháy nắng, bỏng nắng
Video: Điều trị cháy nắng cho trẻ trong mùa Hè
Video: Vì sao chúng ta bị cháy nắng?
Phục hồi thần tốc làn da cháy nắng sau nghỉ lễ
Tan chảy dưới ánh nắng - căn bệnh kỳ lạ của Nhã Phương trong Khúc hát Mặt trời
Trị cháy nắng, bỏng, hôi nách… bằng bột ngô
Theo bà Megan Rech – dược sỹ tại Trung tâm Y khoa Đại học Loyola, Chicago, (Mỹ), nhiều loại thuốc có thể gây phản ứng với ánh nắng mặt trời và gây ra tình trạng quang độc tính (phototoxicity). Với một số loại thuốc, những thông tin về tác dụng phụ sẽ được ghi rõ trên bao bì sản phẩm. Song có rất nhiều loại thuốc cũng có thể gây phản ứng với ánh sáng mặt trời nhưng thường bị bỏ qua.
Dưới đây là một số loại dược phẩm phổ biến có thể khiến bạn trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Thuốc trị mụn trứng cá
“Những loại thuốc trị mụn trứng cá có thể gây ra tình trạng quang độc tính, khiến da dễ cháy nắng hơn, đặc biệt là retinoids”, Rech bổ sung. Nguy cơ cháy nắng rõ nét nhất là retinoid được kê đơn (như Retin-A và Tazorac), mạnh hơn nhiều so với những sản phẩm chống lão hóa và thuốc trị mụn không kê toa.
Tuy nhiên, những sản phẩm trị mụn không kê toa có chứa retinoid cũng có thể gây ra khô da, bong tróc, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Một số sản phẩm chứa acid salicylic và benzoyl peroxide cũng có thể làm gia tăng tổn thương trên da. Nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm này và phải dành nhiều thời gian ngoài trời, hãy chú ý thoa kem chống nắng và độ mũi rộng vành khi ra ngoài trời.
Thuốc kháng sinh
“Thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng bắt nắng, khiến bạn dễ bị cháy nắng. Những loại thuốc kháng sinh đó là Bactrim, trimethoprim sulfamethoxozole.”
Bactrim là loại thuốc kháng sinh trị các bệnh từ viêm phế quản đến nhiễm trùng bàng quang
Tuy vậy, không nên bỏ qua thuốc kháng sinh do những lợi ích của chúng, Rech cảnh báo.
Thuốc dị ứng
Một số người sử dụng thuốc kháng histamine đường uống như diphenydramine (được tìm thấy trong các sản phẩm như Benadryl và Dramamine) có thể dẫn đến tình trạng giảm tiết mồ hôi. Trong những trường hợp nguy hiểm, quá nóng mà không toát mồ hôi ra được có thể dẫn đến chuột rút, kiệt sức, say nắng.
Nếu bạn thấy gặp phải những triệu chứng này, hãy hạn chế ra ngoài trời vào những ngày nắng nóng, nên ra ngoài và vận động khi thời tiết mát mẻ như sáng sớm hoặc buổi tối.
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể gây ra những phản ứng phụ trong thời tiết nắng nóng do chúng có thể “ngăn chặn một vùng trong não điều chỉnh phản ứng với nhiệt độ khi bạn đang cảm thấy quá nóng”, Rech giải thích. “Nó cũng là giảm tiết mồ hôi.”
Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể gây cháy nắng
Khi bạn đang dùng một loạt thuốc chống trầm cảm trong thời tiết nóng bức, hãy cẩn thận với những dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, yếu ớt, buồn nôn… Nếu gặp phải những triệu chứng này, hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, uống nước hoặc đồ uống thể thao chứa natri để giúp cơ thể được phục hồi. Trong trường hợp phản ứng nặng như nhầm lẫn, sốt, ngất xỉu, cần đi khám bác sỹ ngay.
Thuốc chống viêm không steroid
Một số loại thuốc chống viêm không steroid có thể gây cháy nắng. Bạn cần đặc biệt chú ý đến nguy cơ này, đặc biệt khi đang dùng cùng các loại thuốc khác.
“Bất cứ khi nào sử dụng thuốc không steroid và phải ra ngoài, tôi đề nghị bạn nên dùng các biện pháp bảo vệ như dùng kem chống nắng, tránh tiếp xúc trực tiếp nếu có thể do các loại thuốc này có thể làm tình trạng quang độc tính diễn biến nặng hơn”, dược sỹ Rech bổ sung.
Vitamin và thảo dược
Rất nhiều loại vitamin và thảo dược (chẳng hạn như Wort St.John có thể phản ứng mạnh với ánh nắng, đồng thời tương tác với các loại thuốc khác). Do đó, nên tham khảo ý kiến của các dược sỹ và bác sỹ trước khi sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Niacin – một dạng vitamin B3 thường được sử dụng để điều trị tình trạng cholesterol cao có thể gây phản ứng da. Nó khiến da trở nên nhạy cảm hơn, dễ bắt nắng hơn.
Bình luận của bạn