7 phương pháp khám sàng lọc phòng ngừa bệnh tim mạch nên thực hiện trong năm 2024

Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm bậc nhất hiện nay với tỉ lệ tử vong rất cao.

Ăn các loại hạt có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

3 dấu hiệu trên da cảnh báo bệnh tim mạch

Podcast: Nguyên tắc phòng bệnh tim mạch khi trời rét đột ngột

Tìm hiểu 4 loại cholesterol ảnh hưởng đến tim

1. Kiểm tra tiền sử bệnh

Kiểm tra tiền sử bệnh là công cụ sàng lọc cơ bản, đơn giản và dễ dàng nhất mà bạn có thể thực hiện. Quá trình này không cần phải xét nghiệm máu nhưng vẫn cung cấp cho bác sĩ rất nhiều thông tin hữu ích, bao gồm tình trạng y khoa nền, tiền sử bệnh của gia đình, chế độ ăn uống, tập thể dục và thói quen sử dụng chất gây nghiện,…

Ví dụ, nếu bạn có thói quen hút thuốc lá – đây là một trong những nguy cơ cao mắc bệnh lý tim mạch, bác sĩ sẽ ưu tiên giúp bạn bỏ thuốc trước để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

2. Cân nặng và chỉ số khối cơ thể

Thông qua việc đo lường cân nặng và chỉ số khối cơ thể (Body mass Index - BMI), bác sĩ có thể đánh giá tình trạng cơ thể của bạn, đặc biệt là mức độ thừa cân hoặc béo phì, từ đó đưa ra nhận định về các rủi ro sức khoẻ như nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim…

3. Kiểm tra huyết áp

Tăng huyết áp là một trong những yếu tố gây ra nguy cơ bệnh tim mạch cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khoẻ tổng quát định kỳ. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association - AHA) những người có huyết áp dưới 120/80 mmHg nên kiểm tra ít nhất hai năm một lần, bắt đầu từ tuổi 20. Những người có huyết áp cao hơn mức cho phép nên được theo dõi bởi bác sĩ.

Người bệnh có thể tự đo huyết áp bằng máy tại nhà để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường.

Người bệnh có thể tự đo huyết áp bằng máy tại nhà để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường.

4. Xét nghiệm lipoprotein

Xét nghiệm máu này được thực hiện để đo lượng cholesterol toàn phần, bao gồm lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (Low Lensity Lipoprotein cholesterol - LDL) và lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao (High Density Lipoprotein cholesterol - HDL). Từ đó phát hiện, chẩn đoán những nguy cơ mắc bệnh liên quan đến rối loạn lipid máu cũng như các bệnh lý do rối loạn lipid máu gây ra như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,… giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

5. Xét nghiệm đường huyết

Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ kháng insulin, tiền đái tháo đường và đái tháo đường loại 2 - tất cả đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ nếu không được điều trị. Cụ thể, lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh kiểm soát hoạt động của tim. Vì thế, việc xét nghiệm sớm để dự đoán trước tương lai mắc bệnh là điều quan trọng cần thực hiện.

6. Đánh giá nguy cơ

Một công cụ tính toán được tạo ra dựa trên thông tin sức khoẻ từ 6 triệu người trưởng thành và được phát hành bởi Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) có tên là “PREVENT”, có thể giúp ước lượng nguy cơ mắc bệnh tim mạch toàn diện trong vòng 10 và 30 năm cho những người từ 30 tuổi trở lên. Công cụ này có thể ước lượng được nguy cơ đau tim, đột quỵ và suy tim.

Trước đây, các bác sĩ chỉ tính toán nguy cơ đau tim và đột quỵ, tuy nhiên suy tim sung huyết là nguy cơ phổ biến hơn nhiều lần so với nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

7. Quét calci mạch vành

Đối với một số người từ 35 tuổi và có ít nhất hai yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm calci động mạch vành để xác định lượng mảng bám trong động mạch tim của bạn. Xét nghiệm này bao gồm chụp CT tim để phân tích các động mạch cung cấp máu cho cơ tim, giúp bác sĩ xác định nguy cơ mắc bệnh tim của một người.

 
Việt An (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già