Mẹo kiểm soát cholesterol LDL trong mùa Đông

Mẹo kiểm soát cholesterol LDL từ những thói quen đơn giản

3 thay đổi trong chế độ ăn uống giúp kiểm soát cholesterol cao

Đi bộ có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú

Những điều cần biết về cholesterol trong thực phẩm

6 thực phẩm thiết yếu phụ nữ nên ăn ở độ tuổi 40

Trong thời tiết lạnh, nhiều người có xu hướng hoạt động thể chất ít hơn và ăn những thực phẩm không lành mạnh, đặc biệt là đồ chiên rán nhiều dầu mỡ và đồ ngọt. Hơn nữa, nhiệt độ hạ thấp có nguy cơ gây co thắt mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp. Áp lực lên thành mạch tăng lên gây căng thẳng cho tim và có thể gây ra cơn đau tim ở những người vốn có bệnh về tim mạch. Ngoài ra, mùa Đông cũng là thời điểm có tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cao, có khả năng tác động tiêu cực đến tim.

Mẹo giảm cholesterol LDL trong mùa Đông

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn nên ưu tiên ăn thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến như ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, lúa mạch, đậu, trái cây, rau củ, protein nạc và chất béo lành mạnh như dầu olive và quả bơ. Những thực phẩm này giàu chất dinh dưỡng và chất xơ, có thể giúp giảm mức cholesterol LDL.

Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Những chất béo không lành mạnh này có nhiều trong thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt chế biến sẵn, đồ uống có đường, có thể làm tăng mức cholesterol LDL.

Duy trì hoạt động thể chất

Tập thể dục cũng là một cách hiệu quả để giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol tốt HDL

Tập thể dục cũng là một cách hiệu quả để giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol tốt HDL

Thói quen hoạt động thể chất thường xuyên có vai trò quan trọng đối với kiểm soát cholesterol cao. Đặt mục tiêu tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần. Mỗi ngày, có thể chia nhỏ 30 phút thành các lần tập thể dục ngắn hơn.

Cung cấp đủ vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất thiết yếu với sức khỏe tim mạch. Mùa Đông, khả năng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hạn chế, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin D từ chế độ ăn uống với các thực phẩm như lòng đỏ trứng, nấm, cá hồi, cá trích, cá mòi, hàu, tôm; Thực phẩm tăng cường như sữa và ngũ cốc; Có thể cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung vitamin D. 

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ cholesterol trong cơ thể. Để thoát khỏi tình trạng này, bạn nên thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như yoga, thiền hoặc tập thở sâu.

Uống đủ nước

Duy trì đủ nước giúp điều chỉnh mức cholesterol và huyết áp. Đặt mục tiêu uống 8 cốc nước mỗi ngày, uống thành nhiều lần trong ngày, ngay cả khi không cảm thấy khát.

Ngủ đủ giấc

Đặt mục tiêu ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Vì thiếu ngủ có thể góp phần làm tăng tình trạng căng thẳng và xu hướng muốn ăn thực phẩm không lành mạnh.

Hạn chế uống rượu

Rượu có thể làm tăng mức cholesterol. Nên hạn chế uống rượu, không quá một ly rượu mỗi ngày đối với phụ nữ và không quá hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

 
Nguyễn Thanh (Theo India.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch