8 sai lầm trong nấu ăn khiến bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm

Các sai lầm trong nấu ăn có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe

Học cách quy đổi đơn vị đo lường để nấu ăn như đầu bếp chuyên nghiệp

8 đầu bếp nổi tiếng "bật mí" bí quyết nấu ăn thành công

Nấu ăn ngon như đầu bếp chuyên nghiệp với 4 mẹo đơn giản

Nấu ăn bằng lò vi sóng: Lợi ích và tác hại song hành

Dưới đây là 8 sai lầm trong nấu ăn khiến bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm:

1. Không rửa trái cây trước khi cắt

Đặt trái cây lên trên thớt sạch và bổ hay cắt chúng bằng dao sạch cũng không giải quyết được vấn đề gì nếu bạn không rửa trái cây trước. Điều này có thể làm vi khuẩn từ bên ngoài lây lan vào miếng trái cây bạn sắp ăn.

Trong một cuộc khảo sát của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) năm 2010 trên 4.500 người, gần 100% người cho hay họ đều rửa cà chua trước khi nấu hoặc ăn, nhưng chỉ có 51% rửa dưa vàng trước khi bổ. Điều này là một trong những nguyên nhân chính gây ra vụ việc dưa vàng bị nhiễm khuẩn Listeria, khiến 150 người phải nhập viện và 33 người tử vong ở Mỹ năm 2011.

Giải pháp: Rửa sạch rau củ quả dưới vòi nước mát trước khi gọt vỏ, cắt, nấu hoặc ăn. Bạn có thể sử dụng bàn chải để chà sạch các loại rau củ quả có vỏ cứng như dưa, dứa, khoai lang…

2. Không để ý nhiệt độ trong tủ lạnh

Hầu hết các loại tủ lạnh đều đã cài nhiệt độ mặc định và người sử dụng ít khi để ý nhiệt độ thực trong chiếc tủ lạnh của gia đình mình. Có một số nguyên nhân có thể khiến tủ lạnh của bạn không lạnh, lưu thông không khí kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Giải pháp: Bạn có thể mua nhiệt kế được thiết kế cho tủ lạnh. Đặt nhiệt kế bên trong một ly nước và đặt ly lên kệ giữa của tủ lạnh. Kiểm tra nhiệt độ trên nhiệt kế sau 5 đến 8 giờ, nhiệt độ ở khoảng 4°C là bình thường.

3. Không vệ sinh mút rửa bát

Lau bàn bếp và rửa bát đĩa bằng cùng một miếng mút, sau đó không giặt sạch và phơi khô có thể khiến vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh mẽ.

Giải pháp: Mua 2 miếng mút có màu sắc khác nhau để dễ dàng phân biệt cái nào dùng để lau bàn bếp, cái nào dùng để rửa bát. Vào cuối ngày, nên giặt sạch miếng mút và phơi khô.

4. Rửa thịt gà sống

Rửa thịt gà sống dưới vòi nước có thể làm lây lan vi khuẩn (như Salmonella hoặc Campylobacter) vào bồn rửa, mặt bàn và các bề mặt trong nhà bếp, thậm chí lây lan cho chính người rửa thay vì loại bỏ chúng khỏi thịt gà.

Giải pháp: Đừng rửa thịt gà sống dưới vòi nước, bạn có thể ngâm thịt gà trong nước muối nếum muốn vệ sinh gà sạch sẽ.

5. Để trứng ở ngăn cánh tủ lạnh

Các loại tủ lạnh đều thiết kế chỗ để trứng tiện lợi ở ngay phần cánh cửa tủ. Tuy nhiên, ngăn cánh là phần ít lạnh nhất trong tủ lạnh, điều này có thể khiến trứng bị hỏng nhanh hơn bạn nghĩ. Nhiệt độ ở cửa tủ lạnh có thể dao động do tác động mở, đóng quá nhiều.

Giải pháp: Nên lưu trữ trứng trong phần lạnh nhất của tủ mát để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể để trứng trong hộp carton nhỏ.

6. Đoán thịt đã chín chưa chỉ bằng mắt thường

Không phải lúc nào bạn cũng đoán đúng thịt đã được nấu chín chưa, đặc biệt là những miếng thịt dày và to. Ăn thịt chưa chín có thể khiến bạn bị đau bụng, nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm.

Giải pháp: Sử dụng nhiệt kế nấu ăn để kiểm tra thịt đã chín hay chưa. Thịt gà hay các loại gia cầm khác chín ở nhiệt độc 74°C. Thịt lợn, bê, bò hay cừu băm/xay ở nhiệt độc 71°C. Thịt bò và lợn thái miếng ở 63°C.

7. Rã đông thịt sai cách

Nhiều người có thói quen bỏ thịt trong ngăn đá ra để ở nhiệt độ phòng để rã đông mà không biết rằng nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi.

Giải pháp: Có ba cách an toàn để rã đông thịt. Thứ nhất, bỏ thịt đông lạnh xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ (có thể mất tới 1 ngày hoặc lâu hơn). Thứ hai, cho nguyên túi hay hộp thịt vào thau nước lạnh, khoảng 30 phút thì thay nước một lần và chế biến ngay sau khi rã đông. Thứ ba, rã đông bằng lò vi sóng và nấu ngay sau khi rã đông.

8. Dự trữ đồ ăn thừa tới gần 1 tuần

Các món ăn thừa được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tới 1 tuần có thể không bị mất mùi vị, nhưng điều đó chỉ đánh lừa mắt của bạn. Chúng có thể đã bị hỏng, chứa nhiều vi khuẩn và có thể gây ngộ độc.

Giải pháp: Chỉ nên bảo quản  đồ ăn thừa tối đa 4 ngày trong ngăn mát. Bạn có thể để chúng trên ngăn đông để giữ được lâu hơn.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng