Ăn nhiều rong biển nhiễm kim loại nặng có thể gây tổn thương gan
Ăn một quả bơ mỗi ngày sẽ giúp gì cho sức khỏe của bạn ?
10 thực phẩm lành mạnh biến thành hại nếu ăn quá nhiều
Muốn giảm cân? Hãy cẩn thận với 9 thực phẩm lành mạnh này
7 thực phẩm lành mạnh nên có trong thực đơn chế độ ăn Địa Trung Hải
Cà rốt
Cà rốt là thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe với hàm lượng beta-carotene cao. Khi bạn ăn cà rốt, chất beta-carotene được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, rất cần thiết cho mắt và da. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều cà rốt, lượng beta-carotene dư thừa trong cơ thể có thể gây ra chứng caroten máu - bệnh gây vàng mắt, vàng da, chán ăn. Bệnh này không gây hại cho sức khỏe, triệu chứng vàng da dần biến mất khi carotene được đào thải.
Kombucha
Kombucha được biết đến như là “trà trường sinh” nổi tiếng trong ẩm thực Trung Quốc với nhiều lợi ích sức khỏe như: hỗ trợ tiêu hóa, kích thích tăng lợi khuẩn đường ruột... Kombucha được tạo ra từ việc lên men nước trà và đường (đường mía, trái cây hoặc mật ong).
Tuy nhiên, Kombucha là thức uống FODMAP (các loại carbohydrate, bao gồm đường dễ gây viêm đường tiêu hoá và kém hấp thu vào ruột). Nếu uống nhiều, loài trà này có thể gây đầy hơi và rối loạn tiêu hóa.
Uống 1 cốc trà Kombucha vào buổi sáng có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể
Nước
Việc uống quá nhiều nước cũng có thể làm mất cân bằng chất điện giải trong máu, hạ natri máu khi thận không thể bài tiết kịp. Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước có thể khiến chất lỏng dư thừa tích tụ trong não, tế bào não có thể gây phù não hoặc sưng não. Cả hai trường hợp đã được tìm thấy ở các vận động viên hoặc ở những người có vấn đề về thận.
Bơ
Quả bơ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cao. Nó giúp cơ thể giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và trẻ hóa các tế bào trong cơ thể nhờ hàm lượng chất béo bão hòa đơn cao. Tuy nhiên, 1 quả bơ chứa 240 calo, chiếm khoảng 10% - 20% tổng lượng calo khuyến cáo cho mỗi người/ngày. Ăn quá nhiều bơ có thể dẫn đến các vấn đề tắc nghẽn động mạch. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ăn dưới 1 quả bơ mỗi ngày để giúp bạn nạp đủ dưỡng chất và phòng tránh bệnh nguy hiểm.
Củ dền
Củ dền là thực phẩm có nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Các ocid nitric trong củ dền sau khi được cơ thể dung nạp, được chuyển hóa thành nitrat, có tác dụng hạ huyết áp.
Tuy nhiên, khi nấu ăn ở nhiệt độ cao, những loại thực phẩm chứa hàm lượng nitrat cao có thể bị biến đổi thành chất nitrosamine gây ung thư khi kết hợp với các gốc amin tự do (trong thịt đỏ). Vì vậy, bạn cần tránh kết hợp lượng lớn củ dền và thịt đỏ khi chế biến các món ăn.
Hạn chế kết hợp củ dền và thịt đỏ trong các bữa ăn
Rong biển
Rong biển là một trong những thực vật giàu vitamin B12. Rong biển được sử dụng để thay thế thịt trong các món ăn chay. Đây là loại siêu thực phẩm với hàm lượng iod và chất xơ cao, có tác dụng giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều rong biển, lượng iod dư thừa có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp và tăng cân. Bên cạnh đó, bạn có thể bị ngộ độ nếu ăn phải rong biển phát triển ở các vùng biển có mức độ arsen hoặc kim loại nặng cao.
Đậu nành
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nạnh rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm: Vitamin B, chất xơ, kali, magne và protein chất lượng cao. Đậu nành chứa protein thực vật với tất cả 9 loại acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể sản xuất.
Tuy nhiên, đậu nành có thể tương tác với thuốc nội tiết tố, gây ra chứng suy tuyến giáp ở phụ nữ. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ về chế độ ăn uống khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh.
Hạt chia
Không ai có thể phủ nhận lợi ích sức khỏe của hạt chia với hàm lượng omega-3 cao, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, omega-3 trong hạt chia khó hấp thụ hơn omega-3 trong cá hồi. Vì vậy, bạn cần ăn khoảng 100gr hạt chia để hấp thụ nhiều omega-3 như cá hồi. Bên cạnh đó, 100gr hạt chia chứa khoảng 500 calo, tương đương với 1 chiếc bánh hamburger. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và tính toán lượng thực phẩm hợp lý, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Bình luận của bạn