9 cách giảm nguy cơ gãy xương cho người cao tuổi

Một số cách dưới đây sẽ giúp bạn tránh nguy cơ té ngã, gãy xương khi về già

10 điều nên, không nên làm để giảm đau do viêm khớp gối

Viêm khớp không còn là bệnh của riêng người già

Bổ sung vitamin D giúp ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp

Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

Một số bước đơn giản sau sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ gãy xương:

1. Sắp xếp đồ đạc gọn gàng. Đây là phương pháp đơn giản nhất để phòng nguy cơ vấp ngã, té ngã. Hãy bắt đầu bằng việc loại bỏ tất cả các vật cản, đặc biệt là ở hành lang, cầu thang và sắp xếp các đồ dùng trong nhà gọn gàng.

Giữ nhà cửa gọn gàng làm giảm nguy cơ té ngã cho người già

2. Sửa các vết nứt, vỡ trên sàn nhà, loại bỏ các tấm thảm đã cũ, trơn trượt. Đôi khi các đồ đạc tưởng chừng như vô hại trong nhà cũng có thể khiến bạn vấp ngã, dẫn đến đau lưng và các thương tích khác. Bạn cũng không nên để các đoạn dây điện, dây phơi… vướng đường đi.

3. Lắp đặt các thanh vịn, lan can… dọc theo tường và cầu thang. Bạn cũng nên lắp các tay cầm trong nhà vệ sinh, giúp bạn bước ra khỏi bồn tắm dễ dàng hơn, tránh nguy cơ trơn trượt gây té ngã, gãy xương.

Lắp thanh vịn trong nhà tắm giúp bạn tránh nguy cơ trượt ngã, gãy xương

4. Người cao tuổi không nên mặc quần áo quá rộng. Quần áo quá rộng và thùng thình có thể khiến họ dễ vấp ngã hơn. Tốt hơn hết, bạn nên chọn các loại quần áo ôm người, không quá dài.

5. Đảm bảo ngôi nhà luôn đủ sáng. Căn phòng thiếu ánh sáng có thể ảnh hưởng tới tầm nhìn của người cao tuổi, khiến họ dễ vấp ngã.

Để hạn chế nguy cơ chấn thương, gãy xương, bạn nên lưu ý lắp đèn dọc hành lang, cầu thang và cả trong những phòng để đồ…

6. Nên đi dép trong nhà. Nếu chỉ đi tất, rất dễ bị trơn và làm tăng nguy cơ trượt ngã. Tốt hơn hết, bạn nên chuẩn bị dép đi trong nhà có phần đế chắc chắn, ma sát tốt để tránh nguy cơ té ngã.

7. Giữ cho sàn nhà, đặc biệt là sàn phòng tắm không bị trơn trượt. Bạn có thể sử dụng một số loại thảm chống trượt để giữ an toàn cho bản thân.

8. Hạn chế lên xuống cầu thang. Dù đã lắp đặt tay vịn, việc lên xuống cầu thang vẫn rất nguy hiểm với người cao tuổi, đặc biệt là những người bị loãng xương, viêm xương khớp. Nếu có thể, bạn chỉ nên sinh hoạt trong một tầng mà thôi.

9. Nhiều người hay bị ngã khi đột ngột đứng lên hoặc ngồi xuống. Chính vì vậy, người cao tuổi nên đứng lên và ngồi xuống thật chậm. Nếu đang nằm trên giường, hãy ngồi dậy trước, sau đó mới từ từ đứng lên.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già