Gout không những gây đau mà còn làm biến dạng các khớp trông rất kỳ dị (Ảnh: Nguồn Internet)
Người bị bệnh gout nên ăn gì?
Thảo dược nào chủ trị bệnh gout?
Thủ phạm nào gây bệnh gout?
Người bệnh gout khó mắc Alzheimer?
Bệnh gout không những gây đau đớn, nó còn gây ra rất nhiều biến chứng khó chịu đối với khớp như viêm sưng khớp, biến dạng các khớp xương tạo nên những khối lồi ở các khớp với hình thù kỳ dị. Bệnh khớp cũng do nhiều nguyên nhân gây nên.
"Thủ phạm" gây nên bệnh gout
Nguyên nhân làm acid uric trong máu tăng là do thận không đào thải hết được acid uric hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều (do ăn uống, do bệnh lý như ung thư máu dạng lympho, thiếu máu tán huyết, vảy nến...) hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra loại acid này. Bệnh cũng có thể do một số yếu tố như: Di truyền, chế độ ăn uống, sự bài tiết acid uric của thận không tốt gây ứ đọng.
Phòng tránh bệnh gout thế nào cho hiệu quả?
Tránh ăn thức ăn chứa quá nhiều đạm động vật: Theo các bác sỹ tại Bệnh Viện Hutt (New Zealand), để phòng ngừa bệnh gout cần chú ý những điểm sau: Hạn chế các loại thức ăn thuộc hai nhóm làm tăng lượng acid uric (Nhóm 1: Nội tạng các loại như thận, tim, gan, óc, trứng cá, cá nục, cá cơm, cá mòi, ngỗng; Nhóm 2: Thịt đỏ như thịt bò, cừu, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, cải bó xôi, bông cải)
Tránh ăn những thực phẩm chứa nhân purine (tiền chất của acid uric): Tránh ăn mặn và uống nhiều rượu, cà phê, ca cao vốn chứa nhiều nhân purine. Thay vào đó, mọi người nên tăng cường ăn các thực phẩm chứa ít nhân purine như ngũ cốc, bơ, dầu olive, rau củ, trái cây, trứng, sữa và năng tập luyện để giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Giảm cân: Nếu đang thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân qua ăn uống lành mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất là điều rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm nguy cơ xuất hiện các cơn gout cấp.
Hạn chế bia, rượu mạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gout (Ảnh: Nguồn Internet)
Hạn chế bia, rượu: Uống nhiều bia hoặc rượu mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Cụ thể, việc uống rượu nhiều sẽ làm sản sinh acid lactic, cùng được đào thải ra ngoài song song với acid uric làm cho lượng acid uric không thể thoát hết ra ngoài được.
Uống nhiều nước: Nên uống ít nhất 2 - 3 lít nước mỗi ngày để giúp hoà tan acid uric trong cơ thể để việc đào thải qua đường tiết niệu ra ngoài được dễ dàng hơn. Ngoài ra, ở lứa tuổi 30 trở lên, nên tránh những thay đổi đột ngột của cơ thể như đang nóng mà tắm nước lạnh, gây shock cho cơ thể có thể sẽ là tác nhân gây nên sự chuyển hoá từ acid uric thành muối urate, gây hại cho sức khỏe.
Nếu đã bị bệnh gout, bác sỹ sẽ kê đơn một số loại thuốc giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm đau, giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này. Các thuốc gồm có Allopurinol (Zyloprim, Aloprim) và probenecid (Benemid), dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất acid uric. Việc duy trì nồng độ acid uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh gout lâu dài và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên những loại thuốc trên cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định. Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược đang được các bác sỹ và người bệnh tin dùng, bởi những sản phẩm từ thiên nhiên luôn an toàn, ít gây tác dụng phụ, hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả trong thời gian dài, tránh tái phát.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp
Bình luận của bạn