Nhiễm khuẩn là "nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên toàn thế giới"

Lời cảnh báo của các nhà khoa học về các loại vi khuẩn nguy hiểm và nguy cơ tử vong của nhiễm khuẩn

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi thời tiết chuyển mùa

Đề nghị thu hồi kẹo chocolate nhãn hiệu Kinder nghi nhiễm khuẩn Samonella spp

Abbott tại Việt Nam lên tiếng về vụ thu hồi sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn

Loại vi khuẩn trong vụ ngộ độc trường iSchool Nha Trang nguy hiểm thế nào?

Theo đó, nghiên cứu đã xem xét các trường hợp tử vong do 33 mầm bệnh vi khuẩn phổ biến và 11 loại bệnh truyền nhiễm trên 204 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các mầm bệnh có liên quan đến 7,7 triệu ca tử vong - chiếm 13,6% tổng số ca tử vong toàn cầu - vào năm 2019, một năm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Con số này cho thấy nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau bệnh tim thiếu máu cục bộ (hay bệnh động mạch vành), bao gồm cả các cơn đau tim.

 

 

Trong số 33 vi khuẩn, có 5 loại gây ra số ca tử vong nhiều nhất (chiếm một nửa số ca tử vong vì nhiễm khuẩn) bao gồm: Staphylococcus aureus (S.aureus - tụ cầu vàng), Escherichia coli, Streptococcus pneumoniae (Phế cầu khuẩn), Klebsiella pneumoniae (vi khuẩn gây viêm phổi) và Pseudomonas aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh).

Trong đó, S.aureus là một loại vi khuẩn phổ biến trên da và lỗ mũi của con người nhưng lại gây ra một loạt bệnh như nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, và viêm tủy xương. Trong khi đó vi khuẩn E coli thường gây ngộ độc thực phẩm.

Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Gánh nặng bệnh tật toàn cầu” - một chương trình nghiên cứu lớn do Quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ với sự tham gia của hàng nghìn nhà nghiên cứu trên khắp thế giới.

"Những dữ liệu mới này lần đầu tiên tiết lộ toàn bộ thách thức đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu do nhiễm vi khuẩn gây ra", đồng tác giả nghiên cứu Christopher Murray, Giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe có trụ sở tại Mỹ cho biết.

"Điều quan trọng là đưa những kết quả này vào các sáng kiến y tế toàn cầu để có thể tiến hành nghiên cứu sâu hơn về những mầm bệnh gây chết người và thực hiện các khoản đầu tư thích hợp để giảm thiểu số ca tử vong và nhiễm trùng do vi khuẩn" - BS Christopher Murray nói thêm.

Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng nghèo và giàu. Ở Châu Phi cận Sahara, có 230 ca tử vong trên 100.000 dân do nhiễm vi khuẩn. Con số đó đã giảm xuống còn 52 ca trên 100.000 dân đối với các quốc gia ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Australasia (khu vực bao gồm Australia, New Zealand, đảo New Guinea và các quần đảo cận kề trên Thái Bình Dương).

Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi tăng cường tài trợ, bao gồm cả vaccine mới, để giảm số ca tử vong, đồng thời cảnh báo chống lại "việc lạm dụng kháng sinh". Rửa tay là một trong những biện pháp được khuyến cáo để ngăn ngừa vi khuẩn.

 

Liên quan đến vấn đề này, mới đây, một vụ ngộ độc thực phẩm sau bữa cơm trưa tại trường iSchool Nha Trang đã khiến hơn 600 em học sinh phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế, trong đó có 387 em phải nhập viện điều trị và 1 trường hợp đã tử vong. Tối 21/11, Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, kết quả phân lập nguyên nhân ban đầu từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm (cấy phân) cho thấy tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Salmonella.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vi khuẩn Salmonella (Salmonella) là một trong 4 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới.. Chúng ta có thể tìm thấy loại vi khuẩn này trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, trái cây, rau và thậm chí cả thực phẩm chế biến sẵn. Biểu hiện nhiễm độc là nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, sốt..., có thể khởi phát 1-3 ngày sau nhiễm. Trong đó, triệu chứng nghiêm trọng nhất là mất nước và các muối, khoáng chất cần thiết. Trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc bệnh mạn tính có thể bị mất nước nghiêm trọng dẫn đến tử vong.

Hiệp Nguyễn (Theo AFP)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn