Bánh chưng ngày Tết: Ai không nên ăn?

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết

Tù mù chất lượng bánh chưng Tết

Ngày hội bánh chưng cho các bé

Xem chế biến mứt Tết mà... kinh!

Giáp Tết, “gà đại gia” lên ngôi

1. Bánh chưng không dành cho người béo

Một chiếc bánh chưng cỡ lớn có chứa hơn 1.600calo. Lượng calo trong bánh chưng rán còn tăng lên gấp nhiều lần. Khi không được tiêu thụ hết, chúng chuyển sang dạng mỡ tích lại trong cơ thể. Vì thế, những người béo hay mắc bệnh béo phì nên tránh ăn bánh chưng hoặc nếu có thì không nên ăn quá 100gr. Khi ăn, nên kết hợp chung với rau xanh, trái cây để cân bằng lại dưỡng chất nạp vào trong cơ thể.
2. Người bệnh thận nên tránh xa bánh chưng
Vào ngày Tết, bánh chưng thường được ăn kèm với thịt đông, dưa hành để làm giảm vị ngấy và kích thích ăn ngon hơn. Tuy nhiên, với những người bị bệnh thận mà giữ thói quen ăn này thì thực sự nguy hiểm. Bởi với người bị bệnh thận, chất béo trong bánh chưng, thịt đông cùng hàm lượng muối cao trong dưa hành muối khiến tình trạng tăng huyết áp và phù nề càng trở lên nghiêm trọng hơn.
Người mắc bệnh thận nên tránh xa bánh chưng
3. Bệnh nóng trong nên kiêng bánh chưng
Mụn nhọt, nhiệt miệng là biểu hiện của cơ thể bị nóng trong, khiến cơ thể ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Vào ngày Tết tình trạng này có thể sẽ nặng nề hơn do chế độ ăn uống thiếu kiểm soát và không hợp lý với nhiều thịt thà, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ...
Gạo nếp có tính nóng, nếu bánh chưng có thêm hạt tiêu thì ăn vào càng gây nóng trong, sinh ra mụn nhọt. Nếu cơ địa nóng và dễ nổi mụn nhọt, tốt nhất bạn nên kiêng ăn bánh chưng!
4. Đau dạ dày kỵ bánh chưng
Gạo nếp, đỗ xanh có trong bánh chưng khi vào trong cơ thể làm tích tụ khí kết hợp với bệnh đau dạ dày gây ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu…
5. Bệnh tăng huyết áp và tim mạch không chuộng bánh chưng
Người bị bệnh tăng huyết áp và tim mạch được khuyến cáo rằng không nên ăn nhiều bánh chưng trong ngày Tết, bởi chúng có thể làm mất cân bằng các chỉ số sức khỏe, cung cấp cả chất đạm động vật (thịt), thực vật (đậu xanh) và nhiều chất béo ảnh hưởng xấu tới tim mạch, dễ khiến ngày Tết mất vui.
Bánh chưng nhiều chất béo, giàu năng lượng có thể gây tăng tiết acid dịch vị, người thừa cân, tăng huyết áp, đái tháo đường, dạ dày có tăng tiết dịch vị... không nên ăn nhiều, tốt nhất ăn cùng rau, củ, quả. Ngoài ra, những người mắc bệnh mạn tính nên để ý khi ăn bánh chưng, ví dụ như người bị bệnh đái tháo đường không nên ăn bánh chưng ngọt, người bị chứng máu nhiễm mỡ không nên ăn bánh chưng mặn, người chức năng tỳ vị không tốt không nên ăn bánh chưng nguội.
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp