Cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào dịp cuối năm

Người lớn cần làm gì để đối mặt với tình hình dịch bệnh cuối năm.

Nên ăn gì trước và sau khi tiêm vaccine phòng cúm?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm

6 điều cần tránh để phòng bệnh đường hô hấp

Thay đổi thời tiết ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe đường hô hấp?

Tình hình dịch bệnh những tháng cuối năm

Hiện nay, bên cạnh dịch COVID-19 thì nước ta đang ghi nhận dịch cúm A và cúm B bùng phát. Dịch cúm A xuất hiện trái mùa từ tháng 4 và kéo dài âm ỉ trong thời gian qua. Trong khi đó, dịch cúm B vừa bùng phát ở Bắc Kạn và các tỉnh phía Bắc khiến gần 2.000 trường hợp mắc bệnh, 2 trẻ em tử vong.

Độc lực của virus cúm cũng được đánh giá nguy hiểm hơn vì có khả năng gây những biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp, suy tạng dù ở trường hợp không có bệnh lý nền. Những tháng cuối năm nay, có thể dự đoán dịch cúm có thể bùng phát nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh dịch cúm, thời gian gần đây, các bệnh đường hô hấp như viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn (nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa), ho gà... đã ghi nhận những ca bệnh nặng ở người cao tuổi, người có bệnh nền. Cuối năm các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu... cũng có nguy cơ bùng phát và người lớn, người bệnh nền đều có thể mắc phải.

Các biện pháp phòng bệnh đối với người cao tuổi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mặc dù các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên có thể dự phòng bằng vaccine nhưng mỗi năm trên thế giới vẫn có đến 1,5 triệu người tử vong. Trong đó, có 80% ca tử vong xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính.

Ở Việt Nam, hầu hết người cao tuổi không được tiêm đầy đủ vaccine khi còn nhỏ. Chưa kể, với những công nghệ sản xuất vaccine trước đây, kháng thể có thể sẽ không tồn tại được nhiều năm khi virus liên tục biến đổi.

Tiêm vaccine đầy đủ giúp người lớn, đặc biệt là người cao tuổi, phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tiêm vaccine đầy đủ giúp người lớn, đặc biệt là người cao tuổi, phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Chính vì vậy, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp như hiện nay, các chuyên gia đặc biệt khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh lý nền cần sớm tiêm đầy đủ vaccine, đặc biệt là các vaccine quan trọng như viêm phổi do phế cầu, cúm mùa, ho gà - bạch hầu - uốn ván, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, viêm gan A và B,...

Ngoài việc tiêm vaccine, người cao tuổi, người có bệnh lý nền có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm như: Đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm hô hấp; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực nâng cao sức khỏe.

 
Việt An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già