- Chuyên đề:
- Viêm khớp dạng thấp
Giữ thận khỏe mạnh bằng cách hạn chế lượng muối , tập thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn uống lành mạnh
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm khớp
Luyện ngón tay phòng ngay viêm khớp
Nghiên cứu mới trong điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp vẩy nến nên ăn gì?
Mối liên hệ giữa bệnh thận và viêm khớp dạng thấp
Nhiều Nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh thận rất phổ biến ở những người bị viêm khớp dạng thấp (VKDT). Ví dụ, trong nghiên cứu được công bố vào năm 2014 trên Tạp chí bệnh Thận tại Mỹ, cứ 4 bệnh nhân bị VKDT sẽ có một người bị bệnh thận mạn tính.
Gần đây, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, bệnh tim cũng hay gặp ở những người bị VKDT và bệnh thận. Bệnh nhân VKDT sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch mà cuối cùng có thể dẫn đến suy giảm chức năng ở thận.
Bệnh thận là một yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh tim, nhưng mối liên hệ giữa bệnh thận và VKDT cần phải được tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, hai bệnh này có thể xảy ra một cách hoàn toàn độc lập hoặc chúng có sự liên kết với nhau, chẳng hạn như cùng xuất phát từ chứng viêm phổ biến trong cơ thể.
Trong hầu hết các trường hợp, tổn thương thận là một kết quả của VKDT không được kiểm soát chặt chẽ hoặc chưa dùng đúng loại thuốc để điều trị. Carmen Gota – bác sỹ chuyên về thấp khớp tại Bệnh viện Cleveland (Mỹ) cho biết, bệnh thận tiến triển ở những bệnh nhân bị VKDT thường là do tác dụng phụ của việc sử dụng lâu dài các loại thuốc VKDT như corticosteroid và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen sodium và celecoxib.
Những loại thuốc này có thể gián tiếp gây tổn thương thận do làm tăng mức huyết áp khiến thận bị suy giảm chức năng. Thuốc VKDT khác, chẳng hạn như methotrexate có thể gây độc cho thận khi dùng liều cao và không được khuyến cáo cho những người có tổn thương thận và VKDT hiện có.
VKDT, bệnh thận và bệnh tim có mối liên hệ với nhau
Làm thế nào để giữ thận khỏe mạnh khi bị viêm khớp dạng thấp
Bước đầu tiên để duy trì sức khỏe thận khi bị VKTD là được chẩn đoán và điều trị sớm bằng các loại thuốc là không chỉ dựa vào thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs để quản lý các triệu chứng. BS. Gota giải thích, đó là bởi vì các loại thuốc kháng viêm không làm chậm tiến trình của bệnh như các loại thuốc chống thấp khớp (DMARD) - không được liên kết gây ra tổn thương thận.
Thứ hai, BS. Gota cho biết, điều trị sớm các bệnh VKDT sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và hạn chế tình trạng viêm mạn tính dẫn đến xơ vữa động mạch và làm thận suy giảm chức năng.
Bên cạnh đó, để có thể duy trì sức khỏe thận, bệnh nhân VKDT nên tập thể dục thường xuyên để giữ thận và các cơ quan khác hoạt động một cách trơn tru. Tuân thủ chế độ ăn uống ít chất béo, tăng cường trái cây và rau quả và hạn chế ăn muối do có thể làm tăng huyết áp và gây tổn thương thận. Luôn giữ mức cholesterol trong máu dưới sự kiểm soát để giảm nguy cơ bệnh tim và gây ra những tổn thương ở thận.
Khi bệnh thận tiến triển, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, khó tập trung, khó ngủ, chuột rút, chán ăn, buồn nôn, đau bụng, khó chịu và lượng nước tiểu bị thay đổi. Những đối tượng khác có nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn tính là người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, có bố mẹ mắc bệnh thận và tuổi tác đã cao.
Bình luận của bạn